-
Các ngân hàng Trung Quốc gặp thách thức lớn -
Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 duy trì ở mức 2,8% -
Giá vàng thế giới trở lại ổn định, nhưng không loại trừ đạt mốc 3.000 USD trong năm 2025 -
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel?
Đồng tiền rupiah của Indonesia. Ảnh: Reuters |
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) sẽ mua 439.000 tỷ rupiah (30,46 tỷ USD) trái phiếu chính phủ trong năm nay và năm tới với mục đích cung cấp nguồn tài chính rẻ hơn cho các biện pháp cứu trợ COVID-19 của Chính phủ.
Kế hoạch tài trợ thâm hụt ngân sách trên tương tự với thỏa thuận mà BI đã ký kết với Bộ Tài chính vào năm ngoái để tài trợ cho các chương trình chăm sóc sức khỏe và phúc lợi đang tăng nhanh trong bối cảnh đại dịch.
Phát biểu trong cuộc gặp mới đây với các nhà đầu tư, Thống đốc BI, ông Perry Warjiyo, cho biết sự gia tăng các ca mắc COVID-19 kể từ tháng Sáu vừa qua do biến thể Delta là lý do chính của kế hoạch này. Theo ông Warjiyo, BI sẽ mua số trái phiếu chính phủ có thể giao dịch với tổng trị giá lên tới 215.000 tỷ rupiah trong năm 2021 và 224.000 tỷ rupiah vào năm 2022.
Trái phiếu sẽ có lãi suất thả nổi tương đương với lãi suất hợp đồng mua lại đảo ngược thời hạn ba tháng của BI - hiện ở mức 3,06%. BI sẽ thanh toán lãi suất cho Chính phủ cho số trái phiếu trên, trong đó 58.000 tỷ rupiah vào năm 2021 và 40.000 tỷ rupiah vào năm 2022.
Thống đốc Warjiyo và Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati nhấn mạnh rằng thỏa thuận mua trái phiếu chính phủ sẽ không ảnh hưởng đến sự độc lập của BI.
Thống đốc Warjiyo cho biết BI sẽ chú ý đến tác động của thỏa thuận đối với lạm phát song không cho rằng áp lực giá cả sẽ nóng lên trước năm 2023. Ông Warjiyo nhắc lại việc BI sẽ xem xét tăng lãi suất điều hành sớm nhất vào cuối năm 2022.
Về phần mình, Bộ trưởng Sri Mulyani cho hay thỏa thuận sẽ giảm chi phí lãi vay của Chính phủ xuống tương đương 2,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay, từ mức ước tính 2,4% GDP trước đó. Theo bà Sri Mulyani, tỷ lệ này sẽ được duy trì trong vài năm tới, tạo ra dư địa lớn hơn cho các khoản chi tiêu khác.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào tháng 3/2020, BI đã cắt giảm tổng cộng 150 điểm phần trăm lãi suất điều hành xuống mức thấp kỷ lục 3,5% và bơm hơn 57 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính.
-
Fed lo ngại tác động lạm phát từ các chính sách của ông Trump -
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả