
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
Phiên IPO của Viện Dệt May đã thành công ngoài mong đợi với số lượng cổ phần đặt mua cao gấp gần 7 lần lượng rao bán, giá trị thu về 49 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với con số dự kiến |
Phiên đấu giá cổ phần của Viện Dệt May Việt Nam đã diễn ra ngày 12/3/2018, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Viện Dệt May bán đấu giá 2,263 triệu cổ phần với giá khởi điểm 12.583 đồng/cổ phiếu. Tại phiên đấu giá, 21 nhà đầu tư đã đặt mua tổng cộng 14.336.100 cổ phần, gấp 6, 3 lần khối lượng IPO. Giá đặt mua cao nhất lên đến 30.000 đồng/cp.
Kết quả, có 8 nhà đầu tư trúng giá gồm 2 nhà đầu tư tổ chức và 6 cá nhân. Giá đấu thành công bình quân là 21.749 đồng/cp, tương ứng với tổng giá trị cổ phần bán được 49, 2 tỷ đồng.
Mức giá đấu thành công bình quân 21.749 đồng/cp là cao hơn 73% so với giá khởi điểm 12.583 đồng/cp. Thời gian nộp tiền mua cổ phần từ ngày 13/3 đến 16h ngày 22/3. Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc từ ngày 14/3 đến ngày 19/3.
Tại Hà Nội, Viện Dệt May đang sở hữu Khu đất số 478 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng có diện tích 2.850,83m2, đang được sử dụng làm trụ sở văn phòng làm việc và trung tâm thí nghiệm và Khu đất ngõ 454/24 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng có diện tích 5.311m2, đang sử dụng làm văn phòng, trung tâm nghiên cứu, đào tạo và xưởng thực nghiệm.
Tại TP.HCM, Khu đất số 354/128A Trần Hưng Đạo, quận 1 của Viện có diện tích 2.219,6m2, đang sử dụng làm cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, xưởng thực nghiệm và giới thiệu sản phẩm
Theo phương án cổ phần hóa, Viện Dệt May sẽ có vốn điều lệ 50 tỷ; trong đó Nhà nước thoái hết vốn; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 3, 38%; cổ phần ưu đãi mua thêm của người lao động là 6,1%; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 2,26 triệu CP, tỷ lệ 45,26% và IPO 2,26 triệu CP, tỷ lệ 45,26% vốn điều lệ.
Sau cổ phần hóa, Viện Dệt May tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và đào tạo. Viện cũng đã lên kế hoạch doanh thu đạt hơn 49 tỷ đồng năm 2018, 55 tỷ năm 2019 và 61 tỷ đồng năm 2020. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 dự tính của Viện Dệt May là 186 triệu đồng, tăng lên 758 triệu đồng năm 2019 và 923 triệu đồng năm 2020.

-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)