
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải
-
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
-
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị
Theo đó, 3 dự án mới được Ban quản lý các ku chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước. Cụ thể, Công ty TNHH thương mại dịch vụ và tin học Nhân Sinh Phúc đầu tư dự án sản xuất thiết bị công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với năng lực sản xuất 2.300 sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng; dự án của Công ty TNHH Sài Gòn RDC có tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng và dự án Nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty TNHH Phổ Đình có vốn đầu tư 24 tỷ đồng.
Ngoài ra, 5 doanh nghiệp ký thỏa thuận thuê đất tại KCN Hiệp Phước, gồm: Công ty cổ phần xây dựng An Hưng, Công ty TNHH Cát Phượng; Công ty nhựa GBP, Công ty cổ phần Gon Sa và Công ty TNHH dược phẩm quốc tế.
![]() |
. |
Ông Vương Hữu Mẫn, Tổng giám đốc HIPC cho biết, từ tháng 11/2015, HIPC đã giới thiệu đến nhà đầu tư sản phẩm (đợt 1) của KCN hỗ trợ Hiệp Phước là các lô đất có diện tích nhỏ từ 1.518 m2 và 2.700 m2, với nhiều ưu đãi, phù hợp với các dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đến nay, đã thu hút được 34 dự án với 44 lô đất trên diện tích 20 ha, tập trung vào các ngành nghề như: cơ khí, thực phẩm chế biến, điện tử, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, kho vận…
“Qua tiếp xúc với các nhà đầu tư, HIPC nhận thấy nhu cầu có các lô đất có diện tích nhỏ hơn, nhiều tiện ích hơn được các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang tăng lên nên chúng tôi quyết định giới thiệu các sản phẩm mới là các lô đất với diện tích từ 750 m2”, ông Mẫn nói và cho biết, HIPC vẫn duy trì các lô đất có diện tích 1.518 m2 và 2.700 m2 để có thể đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của nhà đầu tư.
Cũng theo ông Mẫn, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nhanh chóng đi vào hoạt động, ngoài những tiện ích dịch vụ đã công bố, HIPC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tư vấn đầu tư xây dựng vận hành; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự; tư vấn cho doanh nghiệp CNHT tham gia Chương trình cho vay kích cầu của Thành phố; giới thiệu ngân hàng cho vay đến 70% giá trị đầu tư…
Được biết, sau 20 năm hình thành, KCN Hiệp Phước đã thu hút được 164 dự án, trong đó có 22 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư cam kết là 555,6 triệu USD và 17.400 tỷ đồng. Hiệp Phước hiện là KCN có diện tích lớn nhất của TP.HCM với tổng diện tích của 2 giai đoạn đã sẵn sàng đón các dự án đầu tư xấp xỉ 1.000 ha, diện tích dành cho giai đoạn 3 mở rộng khoảng 1.000 ha. Riêng KCN hỗ trợ Hiệp Phước được quy hoạch với diện tích 200 ha, trong đó, Khu kỹ nghệ Việt – Nhật (dành riêng cho các dự án công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản có diện tích 13 ha) đã cho doanh nghiệp thuê trên diện tích 3 ha.
Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang được Thành phố đặc biệt quan tâm và có nhiều chính sách khuyến khích phát triển. Cụ thể, đề án “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025” mới đây đã được Ban thường vụ Thành ủy thông qua. Tuy nhiên, trước đó, Thành phố đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ như: Thí điểm mô hình nhà xưởng cao tầng xây sẵn cho doanh nghiệp thuê tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất; chương trình cho vay kích cầu; thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ…
“Sở Công thương đã trình, phê duyệt 17 dự án thuộc chương trình cho vay kích cầu, trong đó có 5 dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nhiều dự án được vay vốn ưu đãi từ chương trình này có số vốn vay lên tới 500 – 600 tỷ đồng”, ông Đông thông tin và cho biết, trong tháng 11/2016, UBND TP.HCM sẽ ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình cho vay kích cầu, trong đó, có thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực được vay hỗ trợ và các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng trong diện được hỗ trợ vốn vay từ chương trình này.

-
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
Quảng Trị sẽ chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió -
Khẩn trương triển khai 2 dự án PPP cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM