
-
Đà Nẵng: Khách du lịch tàu biển sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2025
-
Bình Định mong muốn quảng bá du lịch với khách Hàn Quốc thông qua du lịch thể thao
-
Điểm danh 3 sản phẩm du lịch mới hứa hẹn “làm mưa làm gió” tại Đà Nẵng
-
Năm 2025, Quảng Ninh sẽ triển khai hơn 170 chương trình, sự kiện kích cầu du lịch
-
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang đổi thay nhờ du lịch -
Hai đại diện của Việt Nam lọt Top 10 Trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua năm 2025
Mục tiêu của Kế hoạch là quán triệt và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch hệ thống du lịch) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 bảo đảm hiệu quả, hiệu lực.
Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm bố trí, phân bổ nguồn lực của Nhà nước cũng như thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp trong Quy hoạch hệ thống du lịch.
Bên cạnh đó, thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra. Phát triển du lịch bền vững, sáng tạo, trên nền tảng tăng trưởng xanh, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam...; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, chương trình, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.
Kế hoạch yêu cầu đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.
Đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, linh hoạt các giải pháp trong triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển du lịch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với bối cảnh, nguồn lực của quốc gia, điều kiện thực tế của từng địa phương và bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đảm bảo việc thực hiện các chương trình, dự án có tính đến đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội, môi trường hiện tại và tương lai; vừa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của ngành du lịch, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và các yêu cầu của cộng đồng địa phương.
Huy động tối đa các nguồn lực và các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh có liên quan để tạo điều kiện phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch.
Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực; nguồn vốn đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội, tạo ra sự phát triển đột phá của ngành du lịch, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển các ngành dịch vụ khác theo hướng giá trị và hiệu quả cao.
Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch; đẩy mạnh thu hút đầu tư cho du lịch, đặc biệt là đầu tư hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, bến tàu... phục vụ du lịch.
Theo đó, nội dung Kế hoạch đề ra nguyên tắc triển khai các dự án phải phù hợp với các định hướng phát triển của đất nước; với quan điểm, mục tiêu, định hướng đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.
Đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh; phù hợp với Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới”. Phù hợp với pháp luật hiện hành; bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, nhất là cam kết liên quan đến bảo vệ di sản và các điều ước quốc tế, thỏa thuận song phương mà Việt Nam là thành viên...
Các dự án ưu tiên đầu tư của ngành du lịch được đề xuất trong quy hoạch được phân thành các nhóm dự án về: Chuyển đổi số; đầu tư phát triển hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; quảng bá, phát triển thương hiệu; bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường..., dự án có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, tạo đột phá cho phát triển du lịch gắn với hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch, hệ thống các Khu du lịch quốc gia và các hành lang kết nối phát triển du lịch để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch, kinh tế - xã hội trên các vùng và cả nước.
Tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cho các hạng mục kết cấu hạ tầng trong các khu, điểm du lịch (đặc biệt là các khu du lịch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền công nhận); xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch và nghiên cứu ứng dụng công nghệ.
Hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu ở tầm quốc gia và cấp vùng; phát triển sản phẩm mới; phát triển nguồn nhân lực...
Việc triển khai các dự án phải đảm bảo nguyên tắc: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định hướng ưu tiên phát triển hệ thống du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để tổ chức thu hút các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công đầu tư phát triển hệ thống du lịch theo các quy hoạch, kế hoạch bảo đảm hiệu quả và đúng quy định...
Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021); các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 (Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022);
Điều chỉnh phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 (Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai để triển khai các chương trình, dự án du lịch trên địa bàn bảo đảm tuân thủ các định hướng về phát triển du lịch tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045 -
Điểm danh 3 sản phẩm du lịch mới hứa hẹn “làm mưa làm gió” tại Đà Nẵng -
Năm 2025, Quảng Ninh sẽ triển khai hơn 170 chương trình, sự kiện kích cầu du lịch -
Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang đổi thay nhờ du lịch -
Hai đại diện của Việt Nam lọt Top 10 Trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua năm 2025 -
Hai khách sạn của Việt Nam lọt Top 10 Khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025 -
Tour du lịch Ninh Bình lọt Top 10 Trải nghiệm hàng đầu thế giới năm 2025
-
Triển lãm đóng tàu quốc tế Vietship 2025 có quy mô 200 gian hàng
-
Bệnh viện TNH Việt Yên tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến từ ngày 1/3/2025
-
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này
-
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận Nơi làm việc xuất sắc bởi Great Place To Work
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên