-
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng)
Vai trò, ưu thế, hạn chế
Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường được điều khiển bởi “bàn tay vô hình”, sự quản lý của Nhà nước được điều khiển bởi “bàn tay hữu hình”.
“Bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường có một số ưu thế. Đó là sự điều tiết của các quy luật khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu…, tạo ra sự cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường, tức là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân con người.
“Bàn tay vô hình” có tác dụng về nhiều mặt: thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội; phân bố nguồn lực vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn có thể sinh lời; thông qua cạnh tranh, các chủ thể trên thị trường áp dụng khoa học - kỹ thuật, tiết giảm chi phí, tăng năng suất lao động để tăng trưởng kinh tế và đạt hiệu quả cao nhất…
“Bàn tay vô hình” cũng có những hạn chế và đứng trước những thách thức không nhỏ. Trong kinh tế thị trường, thường xuất hiện những rủi ro do những khuyết tật từ bản thân của thị trường. Chính khuyết tật của cơ chế thị trường, cộng với tác động của nhiều yếu tố khác càng làm cho cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bùng phát.
Các diễn biến trên đòi hỏi phải có sự can thiệp nhiều hơn của “bàn tay hữu hình”. Sức mạnh của “bàn tay hữu hình” là sự hậu thuẫn của hệ thống nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ lập pháp, hành pháp, đến tư pháp, đến nguồn lực của quốc gia.
“Bàn tay hữu hình” - bàn tay quản lý nhà nước - được thông qua các hoạt động chủ yếu: thiết lập hành lang pháp lý cho các hoạt động trên thị trường của các tổ chức, cá nhân; hình thành các công trình trọng điểm quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật của các chủ thể trên thị trường, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh...
Trách nhiệm và cũng là ưu thế của “bàn tay hữu hình” càng thể hiện rõ khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, đại dịch, chiến tranh, lạm phát…, với sự nới lỏng (hay thắt chặt) chính sách tài khóa, tiền tệ…
Tuy nhiên, “bàn tay hữu hình” cũng có hạn chế không nhỏ. “Bàn tay hữu hình” xuất phát từ con người, nên dễ rơi vào chủ quan, duy ý chí, không phù hợp với thực tế, bị tác động bởi các nhóm lợi ích…
Kết hợp chặt chẽ và linh hoạt hơn nữa
Khát vọng và hiện trạng kinh tế - xã hội đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ và linh hoạt hơn nữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”.
Hiện trạng kinh tế - xã hội - môi trường hiện nay có một số điểm đáng quan tâm. Tăng trưởng kinh tế đã suy giảm trong 2 năm liên tiếp đang phải phấn đấu đạt mục tiêu cao gấp đôi trong năm nay và phải cao hơn nữa 3 năm sau đó, thì mới đạt được mục tiêu đã đề ra cho thời kỳ 2021-2025. Nhiều vấn đề về xã hội, môi trường cũng gặp khó khăn không ít sau 2 năm đại dịch.
“Bàn tay hữu hình” cần phải can thiệp mạnh hơn, nhiều hơn. Trước hết, gói hỗ trợ tài chính - tiền tệ phải được triển khai thực hiện nhanh trong năm 2022, rút kinh nghiệm triển khai tiếp trong năm 2023. Nhiều văn bản pháp luật cần phải được rà soát, hoàn thiện, trong đó có các luật quan trọng là Luật Đất đai, Luật Xử lý nợ xấu ngân hàng…
Ngoài ra, giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời các hoạt động lợi dụng gói hỗ trợ để “lái” vào các kênh đầu cơ rủi ro, vào sân sau, lợi ích nhóm… Cần thực hiện nhanh đầu tư công. Tiếp tục kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, không lơ là, chủ quan. Đẩy nhanh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để thực hiện mục tiêu xuất siêu hàng hóa; giảm nhập siêu dịch vụ, bởi đó không chỉ là một nội dung quan trọng của cân đối kinh tế vĩ mô, mà còn tạo điều kiện cho tăng trưởng sản xuất ở trong nước.
Cùng với việc đề cao “bàn tay hữu hình”, cần phát huy vai trò của “bàn tay vô hình” của thị trường. Muốn vậy, có nhiều việc phải làm: tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích khởi nghiệp, khuyến khích các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác chuyển lên thành doanh nghiệp; giảm thiểu tình trạng phá sản, tạm dừng hoạt động, tạm dừng kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân…
-
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng
-
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng -
Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu đô thị gần 240 ha -
TP.HCM dùng vốn ngân sách để đầu tư tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) -
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam