
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore
-
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xin tiếp tục sử dụng bãi đệm taxi
-
Bộ Công thương đề nghị địa phương siết quản lý kinh doanh xăng dầu
-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu
-
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng -
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Sự kiện được kì vọng sẽ mở ra cơ hội cho các bên tham gia cùng thảo luận về khung chính sách pháp lý cho lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam cũng như Hàn Quốc; kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt với các chức và cộng đồng công nghệ toàn cầu. Bên cạnh đó, sự kiện cũng là dịp để các chuyên gia trong ngành chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh kỷ nguyên số.
![]() |
Chương trình cũng là một trong những hoạt động góp phần làm phong phú thêm chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ trong bối cảnh “bình thường mới” hậu đại dịch.
Một số chủ đề hấp dẫn được các diễn giả chuyên gia trình bày tại sự kiện như: Blockchain đang tác động thay đổi xã hội hiện tại như thế nào? Công nghệ Blockchain: Cổng siêu kết nối của xã hội số (Blockchain, Gateway to Hyper Connected Society); mối quan hệ giữa đầu tư vào công nghệ và hiệu quả hoạt động của ngành giải trí Hàn Quốc…
Trong khuôn khôt sự kiện còn có phiên thảo luận chủ đề “Chính sách pháp luật Việt Nam về công nghệ Blockchain đối với startup và các nhà đầu tư” do Tổng biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh chủ trì với sự tham gia của các đại diện đến từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) và các đại diện đến từ KONCA, VBA, NBN.
Trong khuôn khổ sự kiện cũng sẽ diễn ra Lễ ký kết các Biên bản ghi nhớ giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) với Hiệp hội NFT Hàn Quốc (KONCA), Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) với Kênh truyền hình Hàn Quốc NBN.
Hàn Quốc hiện đang giữ vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba (sau Mỹ và Trung Quốc). Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 78,1 tỉ USD vào năm ngoái, và dự kiến sẽ nâng lên 100 tỉ USD vào năm 2023.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang là trọng tâm trong chính sách hướng nam của Hàn Quốc tại khu vực ASEAN, với thương mại song phương chiếm hơn 40% tổng kim ngạch thương mại giữa đất nước này với các nước ASEAN.
Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992-22/12/2022), cùng nhìn lại chặng đường hợp tác tốt đẹp đã qua và cùng mở ra một giai đoạn hợp tác mới thực chất đầy tiềm năng.
Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo Đầu tư hồi tháng 10, ông Min Moon Ki, Tùy viên thương mại, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, chia sẻ: “Hiện Hàn Quốc đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực điện tử, do đó hai nước rất cần hợp tác để xây dựng chuỗi cung ứng ổn định. “
“Ngoài ra, trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, tôi cho rằng làn sóng đầu tư vào AI sẽ diễn ra mạnh mẽ”, ông Min nhận định thêm.

-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu -
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng -
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc -
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh -
Con đường thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Australia -
Kon Tum bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao