Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 07 năm 2024,
Kết nối kinh doanh và hợp tác du lịch Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo
D.Ngân - 20/07/2024 12:19
 
Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật của Hồi giáo, mà trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến.

Công ty Halal Quốc gia Việt Nam vừa trao chứng nhận Halalfood và Halal Kitchen cho khu vực tầng 2 dành cho thực phẩm tại nhà hàng Spices Taste of Indian, 37 Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) thuộc sở hữu của Công ty TNHH Vielanka, sau 3 tháng khảo sát, tư vấn, đào tạo, áp dụng quy trình đánh giá.

Các đại biểu dự Lễ công bố Halalfood for Muslim tại nhà hàng Spices.

Lễ công bố Halalfood for Muslim tại nhà hàng Spices là một sự kiện chứa đựng hai mục tiêu cơ bản là kết nối kinh doanh và tạo cơ hội hợp tác với Spices và các bên tham gia, cộng đồng kinh doanh ngành du lịch Việt Nam và cộng đồng Hồi giáo.

Để thúc đẩy quá trình kết nối khách hàng và phục vụ Halalfood cho du khách Hồi giáo và cộng đồng Hồi giáo đang sinh sống, làm việc tại Hà nội, Công ty Cổ phần Halatrip Việt Nam đã quyết định hỗ trợ truyền thông cho dịch vụ nhà hàng, đồng thời tạo ra cơ hội kết nối hợp tác với các đơn vị đang kinh doanh dịch vụ du lịch Hà Nội mong muốn khai thác dòng khách du lịch Hồi giáo.

Du lịch Hồi giáo đang khôi phục nhanh sau đại dịch. Từ thông tin của các Agentour cho thấy số lượng khách Hồi giáo từ Singapore, Malaysia, Indonesia đến Việt Nam đang tăng rất nhanh. Chỉ riêng một số đại lý tour Hồi giáo ở TP.HCM khai thác khách tuyến TP.HCM-Đà Lạt- Mũi Né đạt từ 15-43 đoàn khách/tháng.

Xu thế du lịch từ năm 2023 của người Hồi giáo là đang có xu hướng đi về Đông Nam Á, một khu vực còn khá mới lạ trên bản đồ du lịch Hồi giáo.

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, số du khách Hồi giáo đến Malaysia và Indonesia tăng rất nhanh. Du khách Hồi giáo đã đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, và giờ họ đang muốn đến Việt Nam.

Việt Nam đang là điểm đến có số du khách Hồi giáo tăng lên đáng kể, do Việt Nam có hàng chục điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Người Hồi giáo rất chú ý và đã bị hấp dẫn, họ mong muốn được đi du lịch Việt Nam, trải nghiệm các điểm đến đó.

Việt Nam có ưu điểm, lợi thế với du lịch núi non, sông nước, cảnh đẹp, văn hóa khác biệt giữa các vùng miền tạo sự hấp dẫn, ham muốn trải ngiệm và khám phá, mong muốn quay lại, bên cạnh đó còn có nhiều di tích lịch sử, chứng tích truyền thống.

Du lịch Việt Nam có thể khai thác rất đa dạng các loại hình từ trecking đến trải nghiệm, nghỉ dưỡng du lịch golf, du lịch mice... Khác với một số quốc gia chỉ du lịch đơn thuần camping, picnic ngoài trời.

Nhưng Việt Nam có hạn chế là quá ít dịch vụ ăn uống Halal, điểm cầu nguyện, điểm lưu trú và chỗ mua sắm phù hợp, thiếu đồng bộ

Giá cả dịch vụ khá đắt so với các quốc gia trong khu vực, một số người kinh doanh chạy theo lợi nhuận, không đảm bảo chữ tín, không tuân thủ quy trình đã hướng dẫn. Còn khá ít sản phẩm có chứng nhận Halal tại Việt Nam.

Nhiều món ngon nổi tiếng của Việt Nam như: Bún, Phở, bánh mì pate, nem rán... được du khách tìm kiếm rất nhiều. Nhưng cách thức phục vụ của các quán ăn ẩm thực địa phương hầu hết chưa phù hợp với người Hồi giáo.

Các dịch vụ khác như lưu trú Halal, điểm cầu nguyện, vui chơi giải trí, sản phẩm tiêu dùng và shoping, lưu niệm.... đều chưa chú ý khai thác nhu cầu dòng khách này.

Chỉ tính riêng TP. Hà Nội, theo thống kê chưa đầy đủ, số người Hồi giáo đang sinh sống, làm ăn và du lịch hiện nay có khoảng 3000-5000 người nhưng mới chỉ 5-6 nhà hàng có người Hồi giáo làm chủ hoặc có đầu bếp Hồi giáo, có các khách sạn là Melia và Cosiana có bếp riêng cho người Hồi giáo, chưa có điểm du lịch nào set up được dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm phù hợp với người Hồi giáo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêu chuẩn chứng nhận Hồi giáo hiện nay cũng chưa đồng bộ và đa số chưa đáp ứng được chuẩn Hồi giáo quốc tế, trong khi khách du lịch Hội giáo là khách quốc tế.

Nhiều quán ăn treo biển Halal nhưng chỉ chú ý thức ăn Halal nhưng chưa quan tâm đến cách thức phục vụ Halal, chưa quan tâm đến yếu tố tôn giáo và văn hóa của khái niệm Halal nên không đáp ứng được nhu cầu khách Hồi giáo.

Chính vì các ưu, nhược điểm nêu trên, sự kiện Halalfood for Muslim tại Spices lần này năm công bố sản phẩm dịch vụ Halalfood dành riêng cho người Hồi giáo. Tạo ra cơ hội thực tế gắn kết, giao lưu, thấu hiểu giữa các bên: cộng đồng Hồi giáo và người Việt Nam nói chung

Giới thiệu cho các cộng đồng Hồi giáo đang sinh sống làm ăn tại Hà Nội một địa chỉ Halalfood for Muslim theo tiêu chuẩn quốc tế mới nhất

Giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý người Việt trải nghiệm văn hóa ẩm thực Halal ngay tại Việt Nam. Tạo cơ hội kết nối kinh doanh, liên kết hợp tác giữa các bên, đặc biệt là cơ hội hợp tác phát triển du lịch và thương mại hai chiều

Giới thiệu dịch vụ set up sản phẩm du lịch mẫu của Công ty Cổ phần HalalTrip Việt Nam, từ tư vấn, đào tạo, hợp tác chứng nhận đến xúc tiến, truyền thông, kết nối... giúp doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch Halal nhanh chóng nhập cuộc, kinh doanh đồng bộ, hòa vào mạng lưới Hệ sinh thái Halal để quá trình kinh doanh đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả cao.

Thông điệp kết nối giữa các bên, đặc biệt là sự vào quộc của các đại diện quốc gia Hồi giáo và cơ quan quản lý du lịch Việt Nam, để ngành Du lịch Halal Việt Nam nhanh chóng khẳng định được thương hiệu, bắt kịp với nhịp độ kinh doanh của khu vực và vươn ra thế giới. Việt Nam với tiềm năng du lịch của mình, cần phải trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch Hồi giáo cao cấp.

An Giang: Doanh thu du lịch đạt 8.000 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2024, An Giang đón tổng số 7 triệu lượt khách tham quan, du lịch; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 8.000 tỷ đồng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư