
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
Theo báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam vừa được Grant Thornton công bố, năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt 6,8 triệu lượt khách. Trong đó, du khách châu Á vẫn đứng đầu với mức tăng 5,5% so với năm trước, trái ngược với sự sụt giảm của du khách đến từ châu Âu và châu Mỹ.
Khảo sát cũng cho thấy hiện du khách đã quen với việc đặt phòng khách sạn qua internet hơn là các biện pháp truyền thống trước đây, do sự thuận tiện và ít tốn chi phí hơn. Cụ thể, tỷ lệ khách du lịch đặt khách sạn qua internet tăng 1,4% lên mức 16,1%, trong khi đặt phòng thông qua các đại lý du lịch và các nhà điều hành tour, hoặc đặt trực tiếp với khách sạn lần lượt giảm 0,3% và 0,9%.
Khách thương nhân, khách du lịch cá nhân và khách du lịch theo đoàn luôn là 3 nhóm khách lớn nhất trong 10 năm qua. Trong đó, năm 2012 khách thương nhân tăng 6,9% trong khi tỷ lệ đoàn du lịch giảm 2,7%.
![]() |
Đặt phòng qua internet tăng trưởng trong năm vừa qua. Nguồn: Grant Thornton Việt Nam |
Do tình hình kinh tế suy thoái cùng với lượng cung phòng mới tăng khoảng 20.000 căn, giá phòng bình quân năm 2012 giảm nhẹ 0,5% xuống 90,4 USD so với năm 2011.
Xét riêng từng loại, giá phòng bình quân của khách sạn 3 sao và 5 sao tăng lần lượt 2,2% và 1,2%, trong khi giá phòng bình quân khách sạn 4 sao giảm 4,8% năm vừa qua. Ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành của công ty Grant Thornton Việt Nam cho biết, ông cũng ngạc nhiên với việc các khách sạn 3 và 5 sao có một năm hoạt động hiệu quả hơn, cho dù các dự đoán trước đây đều cho rằng khách sạn 5 sao đang bị thừa cung.
Tuy nhiên, về công suất thì khối khách sạn 3 sao và 4 sao lại tăng, trong khi khách sạn 5 sao lại giảm.
Xét theo vùng miền, miền Trung - Cao Nguyên có giá phòng tăng cao nhất (tăng 13,3%), trong khi giá phòng bình quân ở cả miền Bắc và miền Nam đều giảm. Đặc biệt, ở miền Nam, giá phòng giảm tới 7,6% so với năm trước. Điều này dẫn tới công suất thuê phòng ở miền Nam tốt hơn năm ngoái 1,2%, trong khi 2 vùng còn lại vẫn giảm.
Cuộc khảo sát của Grant Thornton cũng cho thấy một dấu hiệu tích cực trong nhận thức và quản lý các tiêu chuẩn chất lượng của ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam. Điều này được thấy rõ ràng nhất ở miền Nam khi có 60% số khách sạn có những thay đổi lớn, trong khi tỷ lệ tại miền Bắc là 52,6% và miền Trung - Cao Nguyên là 52,2%.
Thống kê của Grant Thornton cũng cho thấy, hiện cả nước có 640 khách sạn từ 3 sao đến 5 sao, tập trung nhiều nhất ở TP HCM (138), Hà Nội (128), Đà Nẵng/Hội An (80), Nha Trang (34)... |
Huyền Thư - Vnexpress
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc -
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản” -
Giá xăng đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít từ ngày 1/7/2025 -
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh