
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng giữa Đà Nẵng và Osaka (Nhật Bản)
-
Quảng Ninh đón 12,1 triệu lượt du khách trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Nhật Bản tăng tốc thu hút khách Việt Nam
-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương
-
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc -
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe”
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11/2023 đạt hơn 1,2 triệu lượt người, tăng 10,9% so với tháng trước và gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,2 triệu lượt người, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước và bằng 68,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Như vậy, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, song xu hướng gần đây, lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đã tăng nhanh hơn. Đây là dấu hiệu tích cực.
![]() |
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 phân theo vùng lãnh thổ |
Trong tổng số hơn 11,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt hơn 9,8 triệu lượt người, chiếm 87,3% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt hơn 1,3 triệu lượt người, chiếm 11,9% và gấp 4,1 lần; bằng đường biển đạt 87.900 lượt người, chiếm 0,8% và gấp 102,8 lần.
Khách du lịch quốc tế tăng nhanh, cộng với xu hướng du lịch nội địa cũng khả quan hơn, đã góp phần quan trọng đưa doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng qua đạt kết quả tích cực.
Cụ thể, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng năm 2023 ước đạt 616.000 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng mức và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 11 tháng năm 2023 tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước ở một số địa phương. Chẳng hạn, Đà Nẵng tăng 34,9%; Cần Thơ tăng 31,1%; TP.HCM tăng 30,2%; Hải Phòng tăng 13,3%; Hà Nội tăng 10,5%.
![]() |
Khách du lịch quốc tế đang quay trở lại với Việt Nam |
Trong khi đó, doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng năm 2023 ước đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do từ đầu năm, các địa phương đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao nhằm kích cầu du lịch.
Nhờ vậy, một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, Khánh Hòa tăng 138%; Đà Nẵng tăng 134,7%; Cần Thơ tăng 129,9%; Quảng Ninh tăng 87,5%; TP.HCM tăng 68%; Hà Nội tăng 52,9%; Hải Phòng tăng 44%.
Sự phục hồi của khu vực dịch vụ, du lịch đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của các địa phương và cả nước.
-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương -
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc -
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe” -
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế -
Việt Nam chạm trán Trung Quốc trong đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng -
Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp -
Hải Phòng ra mắt tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh”
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh