-
Ngân hàng lạc quan về tín dụng quý I/2025 -
Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng năm 2025; Nhiều ngân hàng cán đích lợi nhuận -
ACB: Thông tin lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài là sai sự thật -
Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, ngân hàng không bị tính vào room tín dụng -
Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
NCB hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2024
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Quốc gia (NHQG) Campuchia vừa diễn ra, hai bên đã phối hợp tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR code giữa Việt Nam và Campuchia.
Sự kiện nhằm hiện thực hóa cam kết của hai quốc gia trong hoạt động thanh toán và đổi mới tài chính, trong đó thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ thông qua triển khai kết nối thanh toán xuyên biên giới đem lại sự thuận tiện cho người dân cũng như hỗ trợ phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch của hai nước.
Trước đó, vào tháng 11/2022, Ngân hàng quốc gia Campuchia và NHNN đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán nhằm thúc đẩy dự án thanh toán và chuyển tiền QR xuyên biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Đến nay, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Ngân hàng ACLEDA của Campuchia – hai đơn vị được giao triển khai dự án đã chính thức hoàn thành thí điểm kết nối liên thông thanh toán bán lẻ sử dụng QR code giữa Việt Nam và Campuchia.
Bằng việc triển khai thành công kết nối nói trên, thông qua ứng dụng Bakong của NHQG Campuchia, khách hàng của 57 ngân hàng Campuchia khi đến Việt Nam có thể quét mã VietQR tại các điểm chấp nhận thanh toán của các ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ gồm BIDV và TPBank để thanh toán từ tài khoản tiền Riel Campuchia (KHR) của khách hàng.
Ngược lại, du khách Việt Nam khi sang Campuchia cũng có thể sử dụng ứng dụng di động của các ngân hàng gồm BIDV, Sacombank và TPBank để thực hiện thanh toán quét KHQR tại khoảng 1,8 triệu điểm chấp nhận thanh toán của Campuchia. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới sử dụng QR code, du khách hai nước sẽ được hưởng tỷ giá chuyển đổi ưu đãi thay vì chuyển đổi sang ngoại tệ thứ ba.
Thời gian tới, NAPAS sẽ tiếp tục hợp tác với phía Campuchia để mở rộng các ngân hàng Việt Nam tham gia triển khai dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của du khách hai nước.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác song phương giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào diễn ra ngày 01/12/2023 tại thành phố Luang Prabang - Lào, NAPAS và Công ty TNHH Mạng lưới thanh toán quốc gia Lào (LAPNET) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu triển khai thí điểm kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam và Lào. Như vậy, chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á, NAPAS đã triển khai hợp tác thanh toán ngoài vùng lãnh thổ với 3 đối tác quan trọng gồm Thái Lan, Lào, Campuchia.
-
Giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, ngân hàng không bị tính vào room tín dụng -
Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
NCB hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh năm 2024 -
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức -
Eximbank dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nhập khẩu -
HDBank phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho phát triển bền vững -
Tiền ảo bật tăng mạnh ngay từ đầu năm, bitcoin sẽ thay thế vàng trong thập kỷ tới?
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số