Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Khai mạc Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung
Hà Minh - 20/08/2019 11:29
 
Hội nghị thu hút hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đây là Hội nghị được đánh giá có quy mô nhất từ trước đến nay nhằm nhận diện rõ ràng hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của miền Trung và những khó khăn, vướng mắc hạn chế cần tháo gỡ.

Sáng 20/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Chủ tịch Hội đồng Vùng 2019-2020 và ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (địa phương chủ nhà tổ chức Hội nghị), Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung đã diễn ra tại Nhơn Hội (tỉnh Bình Định).

Hội nghị với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam.
Hội nghị với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam.

Nhấn mạnh lại vị trí quan trọng của miền Trung như chiếc “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước; như là đốt sống quan trọng trong trục xương sống quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng miền Trung đã và đang phát huy tốt vai trò kết nối, xuyên suốt đối với dự phát triển đất nước. Tuy nhiên, miền Trung vẫn muốn phát triển cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, chủ động hơn nữa để chủ động bứt phá đi lên.

Phát biểu gợi mở tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các đại biểu, các nhà khoa học, chuyên gia và lãnh đạo các Bộ ngành và địa phương đưa ra những ý tưởng, giải pháp cụ thể, khả thi để cùng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra chương trình hành động cụ thể, kích thích miền Trung khai thác hết tiềm năng, phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên, Lào, Cămpuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar và cửa ra của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế và giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới.

Khu vực này gồm 14 tỉnh, thành phố có biển dọc theo quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, trong đó Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế; Duyên hải miền Trung bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Hội nghị thu hút được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư
Hội nghị thu hút được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Dân số của cả Vùng khoảng 20 triệu người (2016), chiếm 21,9% dân số cả nước, trong đó lực lượng lao động khoảng 12 triệu, bằng 60% dân số, chiếm 22% lực lượng lao động cả nước. Diện tích tự nhiên vùng gần 9.584 nghìn ha; bờ biển dài 1.759 km. Vùng DHMT có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biển, công nghiệp lọc hóa dầu, logistic, cơ khí, du lịch, dịch vụ, chế biến thủy sản... vùng này cũng có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền trên biển.

Biển miền Trung là tài nguyên quốc gia, là mặt tiền biển của Việt Nam với chiều dài bờ biển dài 1.900km. Miền Trung là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, bệ đỡ cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây. Khu vực này đã thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

FPT đầu tư ngàn tỷ xây dựng trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định
Với việc quyết định đầu tư Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định, FPT hy vọng sẽ xây dựng thành phố Quy Nhơn thành một trung tâm trí tuệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư