-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Theo Biên bản ghi nhớ, nhà đầu tư sẽ xây dựng Dự án Nhà hợp khối gồm 5 đơn nguyên với tổng diện tích 31.200 m2 và tỉnh cam kết thuê lâu dài để sử dụng làm trụ sở các cơ quan của tỉnh.
Với tổng mức đầu tư khái toán 603 tỷ đồng, đây là dự án có quy mô lớn nhất, là một trong 6 dự án mời gọi đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giai đoạn 2015 - 2020 mà UBND tỉnh Hà Giang vừa công bố. Hình thức đầu tư dự kiến được xác định là xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL) hoặc xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT).
Cùng hình thức đầu tư này, UBND tỉnh Hà Giang đưa ra 2 dự án khác, là Dự án Cụm các trường chuyên nghiệp của tỉnh và Hệ thống cấp nước suối Sửu về xã Phòng Quang (huyện Vị Xuyên). Trong khi đó, Dự án Khu du lịch suối khoáng Thanh Hà được đề xuất theo hình thức đầu tư hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M).
Như vậy, cùng với 2 dự án theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), sự đa dạng về hình thức đầu tư trong danh mục kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức PPP có tổng vốn đầu tư lên tới 1.531 tỷ đồng của Hà Giang có thể coi là một trong những động thái mở màn cho hoạt động kêu gọi đầu tư theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP (về đầu tư theo hình thức PPP) vừa có hiệu lực vào ngày 15/4/2015.
Trao đổi với các nhà đầu tư trước khi ký kết, ông Đàm Văn Bông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã cam kết, tỉnh sẽ ưu tiên kế hoạch vốn từ ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện đầu tư các dự án theo hình thức PPP.
“Phần vốn này chủ yếu dành cho công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí chuẩn bị đầu tư, xúc tiến các khoản tín dụng dài hạn với lãi suất thấp”, ông Bông cho biết.
Khác với những lần tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trước đây của Hà Giang diễn ra khá dày đặc và nặng tính hành chính, lần này, lãnh đạo tỉnh cam kết rất chi tiết về việc cùng với doanh nghiệp thực hiện và khai thác các dự án đầu tư.
“Cam kết này không chỉ dừng lại ở các cấp lãnh đạo, mà đảm bảo sẽ đến từng cán bộ cấp huyện, xã. Là một địa phương nghèo, để thu hút được các nhà đầu tư, chúng tôi biết rằng, phải thay đổi cách làm, nhất là trong thực hiện các dự án đầu tư công. Với Dự án Nhà hợp khối, tỉnh cam kết sẽ thuê lâu dài sau khi nhà đầu tư xây dựng xong”, ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang khẳng định.
Tất nhiên, để biên bản ghi nhớ này có thể triển khai cụ thể, thời gian chuẩn bị dự án chắc cũng không ngắn. Song, như các nhà đầu tư chia sẻ, với cam kết chính thức của lãnh đạo tỉnh Hà Giang, họ tin công việc chuẩn bị dự án sẽ được đốc thúc nhanh cả từ hai phía. Thậm chí, ông Vũ Tiến Giao, Chủ tịch HĐTV Licogi đã bắt đầu tính tới việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm các dự án khác khi bắt đầu triển khai Dự án Nhà hợp khối trụ sở các cơ quan hành chính của tỉnh Hà Giang…
Cũng phải nói thêm, khi đánh giá danh mục này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, Hà Giang đã rất nỗ lực trong việc tìm các cơ hội để nhà đầu tư cùng tham gia thực hiện dự án đầu tư công, khi mà nhu cầu đầu tư của Hà Giang rất lớn, nhưng không thể chỉ trông vào nguồn ngân sách nhỏ bé. Ngay cả nguồn vốn ODA hay trái phiếu chính phủ cũng không có nhiều để đầu tư các dự án lớn khi trần nợ công đã tới hạn, chỉ đủ để làm vốn mồi, xúc tác kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia. “Với hình thức đầu tư PPP, chỉ khi nào địa phương tự coi mình là một đối tác sòng phẳng với nhà đầu tư thì dự án mới thành công”, ông Vinh trao đổi với lãnh đạo Hà Giang và các nhà đầu tư.
Cho tới thời điểm này, trên trang Hệ thống đấu thầu điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP đầu tiên theo quy định của Nghị định này đã được cập nhập. Vĩnh Phúc, Tiền Giang là những địa phương mở màn.
Theo quy định của Nghị định 15/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phê duyệt, bộ, ngành, UBND tỉnh phải công bố dự án, danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025