-
Cần hơn 16.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc qua địa phận Đà Nẵng
-
Kiểm toán 3 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt trên tuyến Bắc - Nam
-
Điểm mặt những điểm nghẽn trong chuyển dịch năng lượng
-
Quyết liệt cho mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5%
-
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai -
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
![]() |
Khánh Hòa đang gặp một số khó khăn khi tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư vì hiện tại chưa có quy định cụ thể về nội dung hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng. |
Liên quan đến việc tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 về việc ban hành danh mục dự án đầu tư công thực hiện thí điểm tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã có 3 dự án thuộc danh mục dự án hoàn thành thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư và đang tiếp tục triển khai phê duyệt quyết định đầu tư các dự án thành phần, gồm: Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh, với tổng mức đầu tư 1.496,4 tỷ đồng); Dự án Nâng cấp và làm mới đường Tỉnh lộ 6 - ĐT.651G đoạn 2, với tổng mức đầu tư 875,7 tỷ đồng); Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hòa, với tổng mức đầu tư 2.031 tỷ đồng).
Theo ông Tuân, các dự án thực hiện chính sách tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 của HĐND tỉnh thuộc loại dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng không có đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Đây là dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng. Việc triển khai thực hiện loại dự án này được quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện gặp một số vướng mắc như hiện tại, chưa có quy định cụ thể về nội dung hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chưa ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi tiết và phương pháp xác định chi phí làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư Dự án Bồi thường, giải phóng mặt bằng.
“Vì vậy, địa phương phải vận dụng các quy định liên quan trong quá trình triển khai để đảm bảo thực hiện đúng quy định hiện hành”, ông Tuân cho hay.

-
Quyết liệt cho mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% -
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai -
“Sóng” đầu tư dồn dập đổ về TP.HCM sau sáp nhập -
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công -
Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng 64.148 tỷ đồng; Sắp khởi công Khu công nghiệp Phù Mỹ hơn 4.569 tỷ đồng -
Các quỹ bảo hiểm sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực nào? -
Gia Lai gỡ nhiều vướng mắc để chuẩn bị khởi công Dự án Cao tốc Quy Nhơn -Pleiku
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững