
-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước
-
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Dự án Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị trên 200 triệu USD do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) làm tổng thầu đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Giàn khoan được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn, có thể hoạt động ở độ sâu nước biển 120m (400ft), và khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9 km.
Với khối lượng khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, điện tự động, kiến trúc nội thất khác, Tam Đảo 05 là giàn khoan tự nâng lớn nhất từ trước đến nay, nặng gấp 1,5 lần so với giàn khoan Tam Đảo 03 đã được chế tạo trước đó.
![]() |
Việc bàn giao đúng tiến độ giàn khoan Tam Đảo 05 sẽ giúp Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro có thể đưa giàn vào hoạt động từ tháng 10, trước mùa biển động năm 2016, qua đó tăng cường sự chủ động, tự chủ về phương tiện, phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở mực nước sâu hơn (trên 120m nước). Góp phần cùng ngành Dầu khí giữ vững chủ quyền biển đảo, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của tổ quốc.
So với việc nhập khẩu nước ngoài, việc tự chế tạo giàn khoan trong nước đã giúp nâng cao tỉ lệ nội địa hóa qua các dự án của PV Shipyard nói riêng và ngành chế tạo giàn khoan dầu khí của Việt Nam nói chung, tạo ra động lực phát triển các ngành công nghiệp nặng & công nghiệp phụ trợ cho ngành dầu khí. Trước đó, Giàn khoan Tam Đảo 03 đã đạt tỉ lệ nội địa hóa 34,6% và tới Giàn khoan Tam Đảo 05, tỷ lệ nội địa hoá này đã tăng lên xấp xỉ 40%, góp phần tiết kiệm đáng kể nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ nước ngoài và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường khu vực và thế giới.

Khối lượng: 18.000 tấn
Kích thước: 70,4 x 76 x 9,5m
Chiều dài chân: 167 mét
Sức chứa nhà ở: 140 người
Chiều rộng mặt boong hữu dụng: 2.845m2
Giàn Tam Đảo 05 được thiết kế di động (với sự hỗ trợ bởi các tàu kéo) để có thể khoan thăm dò, sửa giếng các mỏ dầu khí ở các vùng biển có độ sâu lên tới 120m; có khả năng khoan tới các mỏ dầu khí sâu tới 9.000m; khả năng chất tải tới 2.995 tấn giúp chở được nhiều thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác khoan thăm dò; có thể chịu được sức gió bão trên cấp 12, chiều cao sóng 22m, tốc độ dòng chảy 1m/s.

Quá trình chế tạo giàn Tam Đảo 05 còn giúp các các bộ khoa học, kỹ sư trong nước nắm vững, làm chủ được phương pháp, cách thức tiếp cận tính toán cốt lõi của thiết kế chi tiết giàn khoan tự nâng cho các kết cấu, hệ thống đường ống, hệ thống điện & điều khiển,… làm chủ được các qui trình, phương pháp thi công chế tạo, lắp ráp, tổ hợp các kết cấu, hệ thống đường ống, hệ thống điện & điều khiển và hạ thủy giàn khoan,… đồng thời đã có những cải tiến hợp lý, phù hợp với cơ sở vật chất, thiết bị của PV Shipyard. Tất cả đều thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật của chủ đầu tư, các qui phạm và tiêu chuẩn của các tổ chức đăng kiểm trong nước, quốc tế.
Trong quá trình thực hiện, Dự án Tam Đảo 05 cũng đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho khoảng 700 – 1.200 lao động trong thời gian 32 tháng.
Thông qua thực hiện dự án, PV Shipyard dã đào tạo, xây dựng được đội ngũ kĩ sư thiết kế, giám sát có chuyên môn, kĩ thuật vững vàng đủ khả năng đảm trách được toàn bộ các khâu tính toán thiết kế chi tiết, thi công, chạy thử giàn khoan tự nâng. Bước tiến này được đánh giá sẽ giúp đơn vị giảm thiểu việc phải thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài cho các công việc tương tự trong các dự án tiếp theo. Trong dự án đóng mới giàn khoan Tam Đảo 03, PV Shipyard đã phải thuê 13 chuyên gia tư vấn nước ngoài, đến dự án Tam Đảo 05 đã giảm xuống chỉ còn 2 chuyên gia.
Việc chế tạo thành công các giàn khoan tự nâng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới (khoảng 10 nước) có khả năng tự thiết kế chi tiết, chế tạo, chạy thử giàn khoan tự nâng hoạt động ở vùng biển sâu, khí hậu khắc nghiệt. Các giàn khoan tự nâng Tam Đảo 3, Tam Đảo 5 do PV Shipyard chế tạo có khả năng hoạt động khoan thăm dò ở hầu hết các vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam; tạo ra bước đột phá, tự chủ về khoa học công nghệ và đóng góp một phần trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam.

-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Hải Phòng cần công tâm, hài hòa, thống nhất cao trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước -
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Luật hóa quy định xử lý trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam -
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương -
Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Malaysia, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số