-
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
Xác lập mục tiêu mới
Sau gần 4 thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nhưng, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro; trình độ khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp; tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu... Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số khẳng định, chuyển đổi số góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực phục hồi và thúc đẩy phục hồi kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới.
“Đảng- Nhà nước ta luôn chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ trương này đã được đề cập tại văn kiện, báo cáo chính trị từ Đại hội lần thứ XII của Đảng. Nội dung này một lần nữa lại được khẳng định tại văn kiện Đại hội lần thứ XIII, với quyết tâm cao hơn theo hướng “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, mục tiêu trở thành quốc gia số đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra: “Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số; kinh tế số đạt khoảng 30% GDP; đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số”.
Còn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, một đất nước muốn hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc bền vững thì phải có một giấc mơ lớn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nói đến giấc mơ đó là khát vọng phát triển đất nước sánh vai cường quốc năm châu: Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu như quốc gia số là mục tiêu, là đích đến thì chuyển đổi số quốc gia là hành trình để thực hiện mục tiêu đó. Quốc gia số là đích đến, là khát vọng cao độ của Việt Nam.
Đổi mới thể chế đưa Việt Nam trở thành quốc gia số
Để trở thành quốc gia số, cần nhiều yếu tố đột phá về nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng công nghệ… Song, đột phá quan trọng nhất vẫn là thể chế.
“Chuyển đổi số không chỉ là cuộc cách mạng của công nghệ, mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chính vì vậy, Chính phủ phải đi đầu và dẫn dắt về chuyển đổi số, trong đó có việc tạo ra các thể chế số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số cần thể chế số. Có những thể chế thì cần sửa luật, sửa nghị định, chúng ta đã và đang làm rất tích cực, không nhanh hơn được. Nhưng rất nhiều thể chế thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương thì có thể làm ngay mà không cần phải chờ đợi ai cả.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế. “Đằng sau đó, chúng ta phải hiểu cuộc cách mạng này không phải thuần túy là công nghệ mà là cách mạng về thể chế (chính sách, cách làm, quy định…). Trung tâm của nó là con người và hơn cả đầu óc là trái tim”, ông Thành chia sẻ.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, việc xây dựng thể chế để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức. Đây là bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang nỗ lực đi tìm lời giải.
Đó là thách thức trong việc đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thể chế để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ số; Là những thay đổi trong mối quan hệ giữa các bên trong quá trình tham gia thị trường; Là những thách thức rất lớn trong thực thi pháp luật như bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý dữ liệu xuyên biên giới, thực hiện nghĩa vụ thuế trong kinh tế số…
Tại kỳ họp thứ 5 của Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, “đi trước về trước”, “đi tắt đón đầu”, phát huy tinh thần tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; Phải đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Có thể thấy, khát vọng quốc gia số đang song hành cùng khát vọng phát triển đất nước thịnh vượng. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, cùng vạch xuất phát với các quốc gia phát triển khác trong đường đua vươn lên trở thành quốc gia số. Tâm thế đã sẵn sàng và đến thời điểm để tất cả cùng hạnh động chạy đua đưa Việt Nam trở thành quốc gia số vào năm 2030.
-
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Từ 1/1/2025, người dân Hà Nội được hỗ trợ chi phí khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán