-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Chủ tịch CMC Nguyaễn Trung Chính cho biết, Tập đoàn có chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm |
Tạo giá trị mới cho nền kinh tế
Phát biểu tại sự kiện khai mạc Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, trong 20 năm trở lại đây, thực tế đã chứng minh, đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn. Vì lẽ này, đổi mới sáng tạo đã trở thành “chìa khóa thành công” và một trong những “lợi khí” quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình của chính chúng ta”, Thủ tướng cảnh báo.
Ông Nguyễn Kim Cương, Phó tổng giám đốc CMC TS tại Tọa đàm “Chuyển đổi số trong kinh doanh thông minh” |
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ, các bộ, ngành luôn cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân trong đổi mới sáng tạo. “Chúng ta có thể tự hào về những bước tiến của công nghệ nước nhà, nhưng cũng không quên những thách thức còn hiện hữu. Để vượt qua thách thức và tận dụng được thành tựu công nghệ mới, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu, chung sức đồng lòng, đóng góp công sức, trí tuệ cho phát triển của đổi mới sáng tạo, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Dự thảo cũng xác định, phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chỉnh phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số cho các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số; đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về Chính phủ số, kinh tế số.
Vị thế dẫn đầu về hệ sinh thái sản phẩm số
Là tập đoàn lớn, đi đầu về khoa học công nghệ của quốc gia, CMC đặt mục tiêu không chỉ trở thành tập đoàn số, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tăng tốc chuyển đổi số và thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT CMC cho biết: “May mắn khi có chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm, CMC luôn coi sứ mệnh của mình là tạo dựng những hạ tầng nền tảng, dịch vụ, giải pháp số giúp các doanh nghiệp khác khai thác được sức mạnh của nền kinh tế số để tạo ra sự thành công của chính họ”.
Tại Tọa đàm “Chuyển đổi số trong kinh doanh thông minh” trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021, ông Nguyễn Kim Cương, Phó tổng giám đốc CMC TS (doanh nghiệp chiến lược và dẫn đầu của Tập đoàn CMC trong việc cung cấp các giải pháp, dịch vụ tổng thể về công nghệ thông tin) cho biết, bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, CMC đã xây dựng một hệ sinh thái nền tảng mở C.OPE2N dựa trên liên minh giữa Tập đoàn và các đối tác cao cấp nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, tổ chức các giải pháp, sản phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi qua một cổng duy nhất.
Theo ông Cương, với 3 mảng kinh doanh chính là giải pháp công nghệ, hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ IT ra thị trường quốc tế, CMC đã chuẩn bị kỹ các kịch bản để đối diện với Covid-19. Các bước đi chiến lược mà Tập đoàn đã thực hiện bao gồm tập trung cải thiện năng lực nội tại, tận dụng nguồn lực sẵn có và cắt bỏ những mảng kinh doanh không hiệu quả để tập trung tồn tại.
C.OPE2N chính là một trong những “quả ngọt” của CMC nhờ thực hiện chuyển đổi số thông minh trong năm qua. Nền tảng hạ tầng mở C.OPE2N bao gồm hạ tầng nền tảng Multi-Cloud, cùng hàng chục giải pháp, sản phẩm, dịch vụ sẵn có, cũng như cho phép các bên cung cấp dịch vụ, phát triển ứng dụng dựa trên các công nghệ chuyển đổi số mới nhất như Big Data, AI, IoT, Blockchain...
Nhiều sản phẩm nổi bật thuộc hệ sinh thái C.OPE2N được công nhận bởi các cơ quan chính phủ, tổ chức uy tín trong và ngoài nước, đều chứa hàm lượng lớn các công nghệ lõi của chuyển đổi số, như giải pháp bảo mật thế hệ mới CMDD, nền tảng điện toán đám mây CMC Cloud, hay giải pháp nhận diện khuôn mặt CIVAMS.Face.
CMDD ứng dụng AI giúp phát hiện bất thường, phân tích và nhận dạng hành vi của mã độc với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với các sản phẩm truyền thống trên thị trường. Sản phẩm vừa được Tổ chức quốc tế Virus Bulletin xác nhận đạt chứng chỉ VB100 với điểm số tuyệt đối và nằm trong top 17 sản phẩm phòng chống mã độc tốt nhất thế giới trong kỳ đánh giá.
Trong khi đó, CMC Cloud là 1 trong 5 nền tảng điện toán đám mây “Make in Vietnam” tiêu biểu. Dựa trên nền tảng này, CMC đã phát triển hàng loạt dịch vụ ứng dụng AI và phân tích dữ liệu (Analytics) cho nhiều lĩnh vực như ngành bán lẻ, ecommerce, hệ thống chuỗi cung ứng…
CMDD và CMC Cloud là hai trong số các sản phẩm giải pháp 4.0 “Make in Vietnam” tiêu biểu nhất vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu tại Lễ tổng kết của Bộ vào ngày 12/1 vừa qua.
Sản phẩm nổi bật khác là CIVAMS.Face đã lọt Top 10 sản phẩm Make in Vietnam tiềm năng năm 2020. Đây là giải pháp nhận diện khuôn mặt ứng dụng AI, đang được triển khai cho hoạt động quản trị nhân sự ngay chính tại Tập đoàn CMC.
Có thể thấy, chuyển đổi số là con đường để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Với những dấu ấn và thành tựu đã đạt được, Tập đoàn Công nghệ CMC đang đặt tham vọng trở thành tập đoàn số toàn cầu, đi đầu trong cung cấp các giải pháp chuyển đổi số, bao gồm dịch vụ hạ tầng số, giải pháp số và dịch vụ số cho khu vực và thế giới, với doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025.
-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu