Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
MoMo hoàn tất vòng gọi vốn series D, dành 20% vốn mới cho quỹ đổi mới sáng tạo
Thanh Thủy - 13/01/2021 15:12
 
Ngay tại sân khấu cách đây hơn 10 năm đã công bố thành lập ví điện tử, MoMo chính thức công bố vòng gọi vốn Series D với sự dẫn dẵn của Goodwater Capital và Warburg Pincus.

Sáng 13/1, MoMo vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ tư (Series D), từ các nhà đầu tư mới Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital, cùng các nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu gồm Warburg Pincus, Affirma Capital, và Tybourne Capital Management. Vòng gọi vốn này do Goodwater Capital, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus cùng dẫn dắt.

Nguồn vốn mới huy động sẽ được sử dụng để xây dựng nền tảng siêu ứng dụng (Super App) mới, nấng cấp hệ sinh thái của MoMo. Cùng đó, MoMo cũng trích một phần vốn vào “Quỹ đầu tư Đổi mới Sáng tạo MoMo” (MoMo Innovation Ventures) vừa ra măt với mục đích hỗ trợ các công ty khởi nghiệp sáng tạo phát triển và tìm được thị trường thông qua việc kết nối với hệ sinh thái có lượng người dùng lớn của MoMo.

Hiện nay, công ty có 120.000 điểm chấp nhận thanh toán MoMo và 30.000 đối tác kinh doanh. MoMo đang kết nối trực tiếp với 28 ngân hàng và cung cấp dịch vụ cho hơn 90% người dân có tài khoản ngân hàng. Mặc dù thị trường đã có những thay đổi thách thức trong năm 2020, MoMo đã đạt được những kết quả kinh doanh ngoạn mục với lượng khách hàng tăng hơn gấp đỏi, đạt 23 triệu khách hàng và tổng sản lượng giao dịch cũng tăng 3,5 lần, đạt con sổ 14 tỷ USD. Nền tảng mở của MoMo cho phép hàng chục triệu người dùng và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận và tham gia vào quá trình chuyển đổi số. 

Đánh giá cao nỗ lực của MoMo từ khi thành lập 2007 đến nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh việc hoàn thành gọi vốn là một dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực fintech nói riêng.

Cũng theo Thứ trưởng, từ năm 2015, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về Fintech bắt đầu phát triển tại thị trường Việt Nam, tạo ra những tín hiệu tốt trong cộng động các doanh nghiệp fintech, đặc biệt là tại Hà Nội và TP HCM. Nhưng nếu so với các quốc gia khác trong khu vực, mức độ phát triển của fintech Việt Nam còn rất khiêm tốn. Theo một thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2017-2018, Singapore có khoảng hơn 490 công ty fíntech, con số này với Malaysia 196 và Indonesia là 262. Ở Việt Nam, MoMo là một trong những fintech hiếm hoi khi từng lọt top 100 startup về fintech thế giới.

Với sự ra mắt của của MoMo Innovation Ventures, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh đây sẽ là kênh vốn để đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo bên cạnh Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ. Mặc dù giá trị vốn huy động không được công bố theo cam kết bảo mật, nhưng theo tiết lộ của ông Anthony Thomas - Chủ tịch HĐQT của MoMo, công ty sẽ dành 20% nguồn vốn trong vòng gọi vốn này đầu tư vào công ty công nghệ vào việt Nam có định hướng phù hợp với mục tiêu mà MoMo hướng tới trong hệ sinh thái.  Momo muốn đồng hành dành một khoản tiền để cung cấp tài chính, kiến thức, cách tiếp cận khách hàng cho start up khác. Ở thời điểm hiện tại, theo chia sẻ của ban lãnh đạo, MoMo đã trao đổi với khá nhiều start up ở Việt Nam để triển khai.

Số vốn huy động được sẽ được sử dụng chính vào việc xây dựng sản phẩm, kết nối và phát triển công nghệ sâu về trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu (deep learrning)… Cùng đó, nếu như trước đây tập trung nhiều vào khách hàng, tới đây, MoMo sẽ tập trung vào giải pháp dịch vụ cho đối tác, bao gồm việc chuẩn bị cho đối tác để chuyển đổi số, tiếp cận các khách hàng của khách hàng.   

.
Tổng giám đốc Phạm Thành Đức công bố danh sách 6 nhà đầu tư trong vòng gọi vốn series D

Về quá trình chuẩn bị cho lần gọi vốn này, Tổng giám đốc Phạm Thành Đức cho biết kế hoạch bắt đầu được HĐQT và ban điều hành tiến hành tròn 1 năm trước. Sự xuất hiện của dịch Covivid-19 đã khiến việc thực hiện không giống như các vòng gọi vốn thông thường mà MoMo suy nghĩ ban đầu.

Theo ông Đức, MoMo đã đưa ra nhiều kịch bản, bao gồm cả trường hợp không gọi được vốn có ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. “Dù không đến Việt Nam, các nhà đầu tư đã quyết định chọn đi cùng MoMo khi chỉ có thông tin, dữ liệu, niềm tin về đội ngũ điều hành đam mê nhiệt huyết và sản phẩm đủ tốt để đi lâu dài trên thị trường. Tất nhiên, không dễ dàng để thuyết phục. Cũng đã có những nhà đầu tư từ chối”, ông Đức cho hay.

Ông Eric Kim, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Goodwater Capital - quỹ đàu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) đóng vai trò đồng dần dắt trong nhóm nhà đầu tư góp vốn lần này, cho biết quỹ đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hiện nhiều trao đổi với MoMo cùng các đối tác qua công cụ trực tuyến. Đánh giá Đông Nam Á là thị trường chiến lược, đại diện Goodwater Capital nhấn mạnh đây là thời điểm vàng để quỹ đầu tư vào Việt Nam. Quỹ cũng kỳ vọng mang kinh nghiệm toàn cầu cho MoMo và tạo những thay đổi tích cực cho thị trường Việt Nam

Warburg Pincus, quỹ đầu tư rót vốn vào MoMo trong vòng góp vốn trước, cũng tiếp tục đầu tư lần này. Theo tiết lộ của ông Jeffrey Perlman, Giám đốc điều hành, Trưởng bộ phận Đông Nam Á của Warburg Pincus, quỹ này đang là cổ đông lớn nhất của MoMo. "MoMo đã khẳng định vị thế là công ty dẫn đầu thị trường về thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam và chúng tôi tin rằng đây chỉ là bước khởi đầu cho nền tảng này”, ông Jeffrey Perlman nhấn mạnh.

Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM III gọi vốn 100 triệu USD
Daiwa-SSIAM III với kỳ hạn 10 năm, thời gian đầu tư 5 năm và chính thức hoàn thành đợt gọi vốn đầu tiên vào ngày 30/10/2020.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư