-
Việt Nam và Chile ra Tuyên bố chung, nhất trí thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư -
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mô hình lý tưởng cho kinh tế báo chí là phải "đi bằng hai chân" -
Bộ trưởng "nhận trách nhiệm" việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông -
Xây dựng chính sách kinh tế báo chí, có ngân sách để báo chí thực hiện nhiệm vụ truyền thông -
Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Đầy rẫy thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về các nền tảng mạng xã hội
. |
M&A sẽ quay trở lại và bùng nổ
Mặc dù nhắc tới 3 “đám mây” khiến nhiều nhà đầu tư không tự tin thực hiện các thương vụ M&A hiện nay, đó là cuộc bầu cử tại Mỹ và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dịch bệnh Covid-19 và thị trường nội địa, song ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia, vẫn là một trong các diễn giả tham gia Diễn đàn M&A Việt Nam rất lạc quan về tương lai của thị trường.
“Sẽ có nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường này và thực hiện các hoạt động M&A”, ông Warrich Cleine nói.
Có nhiều lý do để các diễn giả tin vào điều đó. Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham đã một lần nữa nhắc đến Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và nói rằng: EVFTA sẽ gián tiếp đẩy các giao dịch M&A được thông qua.
“Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ”, ông Nicolas Audier nói và cho biết, các lĩnh vực tiềm năng là cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, tiêu dùng…
“EVFTA sẽ bảo hộ cho các nhà đầu tư giữa các bên, giúp các doanh nghiệp có sự gắn kết đầu tư qua lại. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự tiến triển mạnh từ những giao dịch như vậy”, ông Nicolas Audier.
Trong khi đó, đứng từ góc nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam, khẳng định: “Xu hướng M&A của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam sẽ sôi động”.
Do Covid-19, ông Masataka “Sam” Yoshida năm nay đã buộc phải tham gia Diễn đàn M&A thông qua hình thức gửi clip, tuy nhiên những chia sẻ của vị chuyên gia này rất đáng chú ý.
Đó là trong năm 2019, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đạt số thương vụ M&A cao nhất, với 33 thương vụ, cao hơn 1,5 lần so với năm trước.
Nếu xét về thứ hạng các quốc gia theo giá trị giao dịch, theo ông Masataka “Sam” Yoshida, nếu trước đây, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, Việt Nam chưa bao giờ nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu, nhưng vào năm 2019, giá trị giao dịch ở Việt Nam đã đạt đến 389 triệu USD, gấp 2,8 lần so với năm 2017. Và nhờ thế, lần đầu tiên Việt Nam được xếp hạng trong Top 3, với sự chênh lệch rất nhỏ so với nước đứng ở vị trí thứ hai là Indonesia (giá trị 415 triệu USD).
“Đây là minh chứng cụ thể cho sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với Việt Nam”, ông Masataka “Sam” Yoshida nhấn mạnh.
Các con số khác cũng được ông Masataka “Sam” Yoshida dẫn chứng để chứng minh xu hướng M&A từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng, đó là trong 10 tháng đầu năm, giữa Nhật Bản và Việt Nam có 21 giao dịch M&A công bố, chỉ đứng sau Singapore.
Mặc dù con số này sụt giảm 25% so với cùng kỳ, nhưng nếu xét tổng số lượng giao dịch ra nước ngoài của Nhật giảm 33% trong giai đoạn này, thì mức giảm 25% của Việt Nam không chỉ thấp hơn mức trung bình nói trên, mà còn thấp hơn hầu hết các quốc gia khác, ngoại trừ Thái Lan và Malaysia, những nước có số lượng giao dịch ít hơn nhiều so với Việt Nam.
Thậm chí, xét về giá trị giao dịch, Việt Nam đứng thứ hai với giá trị 282 triệu USD. Việt Nam còn chiếm vị trí cao hơn so với năm 2019 trong bảng xếp hạng giá trị giao dịch.
“Có thể nói rằng, sự quan tâm từ nhà đầu tư Nhật Bản với Việt Nam là rất lớn ngay cả trong đại dịch, việc chậm lại trong hoạt động đầu tư hoàn toàn chỉ là vấn đề về thời gian”, ông Masataka “Sam” Yoshida nhấn mạnh và một lần nữa khẳng định: “Một khi các rào cản về cách ly và hạn chế vào Việt Nam do đại dịch được dỡ bỏ, một làn sóng lớn các công ty Nhật Bản chờ đợi để tiến hành các thủ tục đầu tư sẽ xuất hiện”.
Chờ đợi “cuộc chơi mới” của doanh nghiệp Việt
Từ góc độ vĩ mô, khi phát biểu khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nhắc đến tiềm năng tăng trưởng GDP của Việt Nam, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mà gần nhất là RECP, cơ hội đón dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển… để bày tỏ tin tưởng rằng, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD.
Còn ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nhắc đến sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử: cả 3 luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Chứng khoán đều có hiệu lực vào đầu năm tới, với nhiều quy định cụ thể sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, bao gồm cả hoạt động M&A.
Tuy nhiên, điều khiến ông Hiếu cảm thấy rất thú vị, đó là trong quá trình thực hiện các FTA, xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp Việt mua cổ phần hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp nước sở tại để có những điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
“Đấy là kênh thực hiện FTA hiệu quả”, ông Hiếu nói.
Nhưng điều quan trọng, động thái này cho thấy, đã dần qua rồi cái thời “doanh nghiệp Việt bán mình”, mà là chủ động “cuộc chơi” ra nước ngoài.
Đây cũng là xu hướng mà ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL La chờ đợi. Theo ông Phạm Duy Khương, hiện nay, hầu hết các thương vụ M&A lớn đều thuộc về các nhà đầu tư ngoại, còn các doanh nghiệp Việt thường chỉ thực hiện các thương vụ nhỏ, giá trị chỉ 5-6 triệu USD.
“Tôi hy vọng năm 2021 được chứng kiến cuộc chơi của các doanh nghiệp Việt, với các thương vụ lớn, chứng tỏ năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt cũng không thua kém doanh nghiệp ngoại”, ông Khương nói.
Cơ hội thị trường rõ ràng là rất lớn. Tuy nhiên, để thực hiện các thương vụ M&A thành công, các diễn giả cho rằng, vấn đề không phải chỉ nằm ở việc chờ đợi sự mở cửa trở lại các đường bay nước ngoài, để thuận lợi trong gặp gỡ, đàm phán, giao dịch, ra quyết định, mà còn là nhiều vấn đề khác nữa.
Trong đó, định giá doanh nghiệp là điều được ông Warrick Cleine nhắc đến. Theo ông Warrick Cleine, thì xu hướng chung, doanh nghiệp Việt thường định giá cao hơn doanh nghiệp của mình, thậm chí đến mức “khôi hài”, nên đã tạo ra rào cản lớn ngay từ đầu.
“Các nhà đầu tư luôn muốn việc định giá phải thực tế theo giá trị trường. Nếu đưa giá quá cao thì ngay lập tức nhà đầu tư đã không muốn tiếp nhận thương thảo”, ông Warrick Cleine nói.
Trong khi đó, ông Phạm Duy Khương lại nhắc đến các vấn đề hậu M&A, như lao động, giải quyết công nợ, tài chính…
-
Bộ trưởng "nhận trách nhiệm" việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông -
Xây dựng chính sách kinh tế báo chí, có ngân sách để báo chí thực hiện nhiệm vụ truyền thông -
Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng -
Đầy rẫy thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về các nền tảng mạng xã hội
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump -
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất xếp lương bậc 2 cho bác sỹ mới vào nghề -
Ông Nguyễn Đức Trung giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An -
Bộ trưởng Bộ Công thương “chia lửa” trả lời về trách nhiệm quản lý thuốc lá điện tử -
Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử để minh họa khi trả lời chất vấn -
Nhiều tín hiệu vui giúp GDP cán đích -
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Chất vấn các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ