
-
Hòa Phát đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng
-
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
-
Quảng Ngãi chuẩn bị đấu giá 18 mỏ khoáng sản
-
Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của Quảng Ngãi đạt hơn 11,5%, dẫn đầu cả nước
-
CMC được chấp thuận là nhà đầu tư trung tâm dữ liệu 6.260 tỷ đồng tại TP.HCM -
Vẫn còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc qua Quảng Trị
Lễ khởi công được tổ chức tại nút giao giữa cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với Quốc lộ 56 thuộc ấp Hàng Gòn, TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã tham gia nghi thức bấm nút khởi động dự án.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án trọng điểm quốc gia, đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài 99 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bình Thuận dài 47,5km, đoạn qua tình Đồng Nai dài 51,5km. Điểm đầu nằm trên đoạn tuyến nối từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh thuộc tỉnh Bình Thuận. Điểm cuối tại vị trí kết nối với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại khoảng Km43+125.
![]() |
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã tham gia nghi thức bấm nút khởi động dự án. Ảnh: Phạm Tùng |
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh bề rộng 25 m, giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 6 làn xe 32,25m. Tổng mức đầu tư hơn 13,6 ngàn tỷ đồng. Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Đây cũng là một trong 3 dự án thành phần vừa được chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần này.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông, là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước. Thời gian qua, việc đầu tư và đưa vào sử dụng các tuyến đường cao tốc đã có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực đánh thức tiềm năng của nhiều vùng, miền. Đường cao tốc mở đến đâu, kinh tế ở đó phát triển, người dân được hưởng lợi từ sự đầu tư, phát triển này.
Trước nhu cầu phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, theo đó, trong giai đoạn 2017-2020 lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước với 654 km, nhằm cơ bản hoàn thành vào năm 2021. Ngay khi được Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công-tư sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước sang đầu tư công đối với 3 dự án thành phần Phan Thiết- Dầu Giây, Vĩnh Hảo- Phan Thiết và Mai Sơn- Quốc lộ 45, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GT-VT gấp rút chuẩn bị các công việc để dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn Phan Thiết- Dầu Giây đủ điều kiện khởi công xây dựng.
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết đã thời gian qua Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai dự án. Hiện tại, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã hoàn thiện thủ tục, đủ điều kiện để khởi công. Dự án Phan Thiết - Dầu Giây sau khi hoàn thành cùng với các dự án thành phần khác từng bước hình thành nên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Dự án có năng lực lưu thông lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị đặc biệt cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải thì cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được kỳ vọng giúp giảm tải áp lực cho tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1. Dự án có yêu cầu cao về tiến độ với thời gian hoàn thành là 24 tháng. Thời gian thi công rất gấp nên yêu cầu đối với nhà thầu là rất cao. Do đó, trong hợp đồng với các nhà thầu xây dựng đều có điều khoản xử phạt nếu xảy ra tình trạng chậm tiến độ.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết để phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai thực hiện thu hồi khoảng 412ha đất thuộc địa bàn các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và TP.Long Khánh. Tới nay mặt bằng đã sẵn sàng cho các nhà thầu thi công. Tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành khoảng 96-97% khối lượng. Công tác tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi cũng được tỉnh Đồng Nai bố trí xong. Với những khu tái định cư chưa xây xong, tỉnh bố trí vốn để người dân thuê nhà tạm cư. Hiện chỉ còn một phần diện tích trên địa bàn huyện Xuân Lộc chưa hoàn tất do địa phương chưa nhận khoảng 290 tỷ đồng kinh phí chi trả. Ngay khi nguồn tiền này được chuyển về, tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.
Ngoài dự án thành phần xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, sáng nay, Bộ Giao thông vận tải cũng tổ chức khởi công 2 dự án thành phần khác thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông gồm: đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - quốc lộ 45 (Thanh Hóa) dài 63km, tổng mức đầu tư hơn 12,3 ngàn tỷ đồng; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) dài 101km, tổng mức đầu tư hơn 11,6 ngàn tỷ đồng.

-
CMC được chấp thuận là nhà đầu tư trung tâm dữ liệu 6.260 tỷ đồng tại TP.HCM -
Vẫn còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc qua Quảng Trị -
Quảng Ninh tìm nhà đầu tư cho dự án 2 tỷ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn -
Hưng Yên thu hút hơn 5,9 tỷ USD đầu tư nửa đầu năm 2025 -
Dự án điện gió khó với yêu cầu có quy hoạch đất 1/2.000 được phê duyệt -
TP.HCM áp dụng mô hình “lấy đất nuôi dự án” -
Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City