
-
Đồng Nai: Thu hơn 9.200 tỷ đồng nợ thuế, thu ngân sách tăng 31%
-
Thuế TP.HCM thu ngân sách tăng gần 10% nửa đầu năm 2025
-
TP.HCM đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án metro nối trung tâm với Cần Giờ
-
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng
-
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát -
Triển khai công tác giải phóng mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Đắk Lắk
Ông Nguyễn Hồng Quế, Chi cục phó Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai cho biết để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ, hiện tại, tỉnh Đồng Nai đang tập trung tối đa để hoàn thành những công đoạn cuối để có thể bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo đó, Dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài toàn tuyến khoảng 99 km. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5 km chạy qua các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh và diện tích đất phải thu hồi khoảng 395 ha của 884 hộ gia đình.
![]() |
Khi xây dựng hoàn thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Phạm Tùng |
Thông tin Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng Dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã cơ bản hoàn thành. Trước đó, do có một số vấn đề khó khăn về xác định vị trí đất, đơn giá bồi thường nên bị chậm tiến độ. Hiện tại các vướng mắc đã được tỉnh Đồng Nai tháo gỡ.
Riêng tại huyện Xuân Lộc, do có diện tích đất cần thu hồi lớn nên tiến độ thực hiện chậm hơn so với tiến độ chung. Cụ thể, đoạn cao tốc qua huyện Xuân Lộc nằm trên địa bàn 9 xã. Tổng diện tích đất cần thu hồi là 274 ha của 520 hộ dân. Địa phương này đã hoàn thành công tác kiểm kê, xác minh nguồn gốc đất.
Ông Lê Khắc Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết mới đây tỉnh Đồng Nai đã quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường. Thời gian tới, UBND huyện Xuân Lộc sẽ tập trung toàn lực thực hiện công tác áp giá, hoàn thành và phê duyệt phương án bồi thường để chi trả tiền cho người dân. Dự kiến, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được huyện Xuân Lộc hoàn thành trong tháng 5/2020.
Ngoài công tác giải phóng mặt bằng diện tích đất của các hộ gia đình, tỉnh Đồng Nai còn phải thực hiện di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: điện, viễn thông, cấp nước trong phạm vi dự án. Đặc biệt, việc di dời hệ thống lưới điện cao thế 220kV và 500kV là phức tạp nhất. UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản chỉ đạo Sở Công thương và yêu cầu các huyện khẩn trương triển khai thực hiện các tiểu dự án trên địa bàn, di dời các hệ thống điện bị ảnh hưởng ra khỏi phạm vi dự án. Riêng với UBND huyện Cẩm Mỹ phải tiến hành thuê tư vấn lập hồ sơ di dời công trình đường dây điện cao, trung và hạ thế và thực hiện trong tháng 4/2020.
Lãnh đạo Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai khẳng định với tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng như hiện nay, dự kiến trong tháng 5-2020, tỉnh Đồng Nai có thể bàn giao toàn bộ “mặt bằng sạch” cho chủ đầu tư dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

-
Kịch bản mới cho nền kinh tế -
Quảng Trị: Một số dự án hạ tầng cơ bản còn vướng giải phóng mặt bằng -
Hà Nội phê quyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Thượng Cát -
Triển khai công tác giải phóng mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam qua Đắk Lắk -
Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Chuyển động mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027 -
Hà Nội thúc tiến độ, sẵn sàng khởi công các tuyến metro trong năm 2025 -
Nhà máy điện gió Hải Anh, Quảng Trị sẽ khánh thành vào ngày 19/8/2025
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Biotion Việt Nam và Đại học Nha Trang ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu sinh học biển và trao đổi nhân lực
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One