Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Khởi động tiến trình hướng tới một “Việt Nam số”
Kỳ Thành - 23/08/2020 13:22
 
Xây dựng và phát triển Chính phủ số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, là khẳng định mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ.
.
Xây dựng và phát triển Chính phủ số nhằm phát triển một đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng

Thực hiện thủ tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ngay từ trụ sở Tập đoàn DABACO Việt Nam (tỉnh Bắc Ninh) sau lễ công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia sáng 19/8, chị Nguyễn Thị Hoa Hường, đại diện DABACO Việt Nam cho biết, trước đây, để đóng BHXH hằng tháng cho gần 3.000 lao động của Công ty, chị phải đi đến cơ quan nhà nước để thực hiện.

“Nay việc đóng BHXH được thực hiện trực tuyến, tôi thấy thật sự thuận tiện, không những giúp doanh nghiệp thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, mà còn tiết kiệm được nhiều ngày công do không phải thực hiện thủ công như trước đây”, chị Hường nói.

Là một trong 3 dịch vụ công được tích hợp trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 19/8, dịch vụ công thứ 998 này sẽ phục vụ trên 780.0000 đơn vị tham gia đóng BHXH cho hơn 14,5 triệu lao động và 12,8 triệu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động hằng tháng. Nếu chỉ lấy con số 501.044 đơn vị sử dụng lao động đã có giao dịch điện tử với BHXH, thì số tiền tiết kiệm của toàn xã hội sẽ vào khoảng 1.329 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, 2 dịch vụ công số 999 và 1.000, đó là liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động và kê khai, nộp lệ phí trước bạ mức độ 4 và cấp đăng ký biển số xe mức độ 3 (thí điểm đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước tại Hà Nội, TP.HCM), cũng đi vào vận hành chính thức, sẽ giúp tiết kiệm thêm lần lượt 344 và 327 tỷ đồng chi phí xã hội mỗi năm.

Cổng Dịch vụ công quốc gia sau hơn 8 tháng vận hành đã kết nối với 18 bộ, cơ quan, 63 tỉnh, thành phố và 8 ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử; chuẩn bị tích hợp, cung cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến; có gần 56,4 triệu lượt truy cập, hơn 220.000 tài khoản đăng ký; trên 14 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, trên 260.000 hồ sơ được thực hiện. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công ước tính hơn 13.000 tỷ đồng/năm, trong đó, Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp trên 6.700 tỷ đồng/năm.

“Đây chính là những tín hiệu tích cực cho thấy sự thông suốt, hiệu quả trong xây dựng, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia; sự ủng hộ, chung tay, phối hợp, tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương; niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhưng cũng chính là những yêu cầu, đòi hỏi mới, nhất là trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, công dân điện tử hướng tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định.

Nâng cao hiệu quả điều hành thông qua những “con số biết nói”

Cùng với việc giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, trong tiến trình hướng tới một “Việt Nam số” như lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ cũng chính thức đưa Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào vận hành.

Đến nay, Hệ thống thông tin báo cáo của 30 bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn đã kết nối, tích hợp thông tin, dữ liệu với Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia. Đồng thời, đã có 101/200 chỉ tiêu báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội được các bộ, cơ quan kết nối, cung cấp dữ liệu trên Hệ thống. Bước đầu xây dựng 7 chuyên mục thông tin; 25 kết nối trực tuyến theo thời gian thực với nhiều thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Làm việc với các địa phương, cơ quan bằng hệ thống ngay sau khi “bấm nút” vận hành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương không được “cát cứ thông tin”, không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích.

“Thông tin, dữ liệu cần chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất và cần đẩy mạnh số hóa liên thông, chia sẻ thông tin phải hướng tới xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng khẳng định.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thông qua những “con số biết nói”, cho phép truy xuất được nguồn gốc, kiểm tra chéo lẫn nhau, cũng tạo một kênh đo lường giúp lãnh đạo bộ, ngành, địa phương kiểm soát hiệu quả hoạt động của cơ quan mình; giúp lãnh đạo Chính phủ đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, trong tương lai không xa, phải hướng tới xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ liên chính phủ trên một số lĩnh vực với các nước trên thế giới; đặc biệt với các nước thuộc ASEAN. Phát triển Chính phủ điện tử có kết nối, liên thông, tương tác quốc tế, được xem là công cụ quan trọng giúp tăng cường ngoại giao và thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế.

Trục liên thông văn bản quốc gia: Nền tảng xây dựng Chính phủ số
Trong 6 tháng (từ ngày 12/3 đến ngày 30/9/2019), Trục liên thông văn bản quốc gia đã thực hiện gửi hơn 651.000 văn bản. Theo tính toán, việc ứng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư