
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 23/2 chứng kiến làn sóng bán ròng đáng chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại bán ra 2.453 tỷ đồng và mua vào 1.773 tỷ đồng, gấp gần hơn 2 lần so với phiên liền trước ở cả hai chiều mua bán. Khối ngoại bán ròng 680 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong khi đó, nhóm này mua ròng nhẹ trên sàn HNX và UPCoM, tổng cộng bán ròng gần 677 tỷ đồng trên cả ba sàn. Giá trị bán ròng tăng vọt so với 6 phiên liền trước.
Chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị khối ngoại bán ròng gần 83 tỷ đồng. Cùng đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng mạnh hai cổ phiếu nhà họ Vin gồm VHM và VRE (quanh 80 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, chỉ rất ít cổ phiếu được mua ròng, nhiều nhất là HCM (13,3 tỷ đồng), STB (8,6 tỷ đồng)…
Giao dịch của các nhà đầu tư nước cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị chuyển nhượng phiên hôm nay. Toàn thị trường có 833,66 triệu cổ phiếu được sang tay tương đương với giá trị 13.900 tỷ đồng.
Tương tự phiên hôm qua, giao dịch phiên sáng trầm lắng hơn trong khi sôi động hơn ở phiên chiều, đặc biệt ở nữa cuối phiên. Cả ba chỉ số cũng có bước ngoặt đáng kể sau 14h15.
VN-Index từng có thời điểm rơi xuống 1.031 điểm, giảm 23 điểm so với phiên hôm qua và cũng là mức điểm thấp nhất kể từ ngày 4/1/2023. Tuy nhiên, VN-Index đóng cửa chỉ còn giảm 0,62 điểm, về mức 1.053,66 điểm. HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,31%), xuống 209,31 điểm. UPCoM-Index chỉ còn giảm nhẹ 0,05 điểm (-0,06%), xuống 77,4 điểm.
Trụ đỡ nhóm ngân hàng - chứng khoán - thép
Pha đảo chiều đáng chú ý của chứng khoán trong nửa cuối phiên sáng chủ yếu nhờ các trụ đỡ ngành ngân hàng - chứng khoán và thép. Cổ phiếu hàng loạt ông lớn quay đầu.
BID từng rơi sâu xuống 43.700 đồng nhưng kết phiên trở lại mức 45.550 đồng, tăng 1,22% và cũng ghi nhận mức cao nhất trong phiên. Cổ phiếu của BIDV cũng là đầu tàu dẫn dắt sự hồi phục của VN-Index khi đóng góp hơn 0,7 điểm tăng.
Top 5 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chung cũng chủ yếu là cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu thép, bao gồm BID, ACB, HPG, TCB, VCB. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu đóng góp nhiều điểm giảm nhất bao gồm MSN và cả hai cổ phiếu nằn trong top đầu bị khối ngoại bán ròng là VRE, VHM.
Không riêng HPG, đa phần cổ phiếu nhóm thép đều tăng đáng kể, hồi phục mạnh nhất là HSG (+5,3%), NKG (+3%) hay SMC và HPG đều tăng 1,4%.
Sắc xanh cũng phổ biến ở nhóm chứng khoán, chỉ một số ít cổ phiếu công ty chứng khoán vốn hóa nhỏ đóng cửa giảm giá. Dòng cổ phiếu bất động sản sau phiên tăng hiếm hoi đầu tuần cũng chưa thể hồi phục bền vững với sắc đỏ áp đảo hơn ở nhóm ngành này.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower