
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
![]() |
Khối ngoại đã mua ròng liên tiếp trên sàn chứng khoán Việt Nam từ phiên 30/7 |
“Thở phào” sau quyết định của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR)
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5/5 phiên trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 8 với tổng giá trị ròng giải ngân đạt tỷ 2.481 tỷ đồng trên ba sàn. Ở phiên khối ngoại giao dịch sôi động nhất trong tuần, nhóm này mua ròng hơn 1.100 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua vào nhiều nhất gồm VHM với giá trị mua lên tới 998 tỷ đồng, STB (602 tỷ đồng) hay SSI (522 tỷ đồng).
Trước đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại trong tháng 7, lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020 với tổng giá trị mua ròng qua khớp lệnh là 3.602 tỷ đồng. Giá trị mua ròng tuần đầu tháng 8 xấp xỉ 2/3 tháng trước. Hơn nữa, dù mua ròng cả tháng, số lượng phiên mua/bán ròng của tháng 7 vẫn ngang ngửa.
Động thái mua ròng liên tục của khối ngoại mới xuất hiện từ phiên 30/7. Đây cũng là thời điểm Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã chính thức công bố kết luận của vụ việc điều tra theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 về các hành vi, chính sách và thực tiễn áp dụng của Việt Nam liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ.
Trên cơ sở những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra tại Thỏa thuận đạt được ngày 19/7/2021 giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, USTR sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Quyết định khởi xướng điều tra được USTR ban hành ngày 2/10/2020.
Cũng hơn nửa năm qua, khối ngoại đã bán ròng rất mạnh trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. Cùng đó, lo ngại về tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HoSE của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài nói riêng và các toàn thị trường nói chung cũng đã được gỡ bỏ sau khi hệ thống mới do FPT cung cấp đã vận hành được gần một tháng qua.
Không riêng dòng tiền của khối ngoại, thanh khoản của thị trường cũng đã cải thiện mạnh trong tuần đầu tháng 8 với giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn khoảng 25.533,6 tỷ đồng/phiên. Trong đó, riêng giá trị giao dịch trên sàn HoSE là 20.881 tỷ đồng, tăng 21,7% so với tuần liền trước, dù vẫn chưa trở lại giai đoạn bùng nổ thanh khoản hồi tháng 6 (gần 23.680 tỷ đồng/phiên).
Sự sôi động của thị trường đã hạ nhiệt khá rõ trong tháng 7 trước đó với thanh khoản bình quân trên HoSE chỉ khoảng 19.336 tỷ đồng. Số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam vừa công bố tuần này cũng cho biết số lượng tài khoản ở mức thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây dù con số mở mới vẫn trên 100.000 tài khoản. Dù chưa thể khẳng định rõ xu hướng, sự hồi phục từ diễn biến thanh khoản vẫn là tín hiệu đáng chú ý.
“Rung lắc” trước ngưỡng 1.350 điểm, cổ phiếu "ông lớn" bất động sản dẫn dắt đà tăng tuần qua
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu đã khép lại chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp của hai chỉ số sàn HoSE và HNX. Dù vẫn giữ sắc xanh ở phần lớn thời gian giao dịch, áp lực bán cuối phiên đã khiến chỉ số quay đầu giảm nhẹ. VN-Index kết thúc tuần giao dịch ở mức 1.346,79 điểm, giảm 0,09% so với phiên trước nhưng vẫn tăng 31,4 điểm, tương đương 2,4% trong một tuần qua.
Nhờ mức tăng này, chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán Việt Nam đứng vị trí thứ 13 trong nhóm các sàn chứng khoán tăng điểm tích cực nhất tuần. HNX-Index cũng có 4/5 phiên tăng điểm với mức tăng cả tuần đạt 3,37%. Riêng chỉ số sàn UPCoM điều chỉnh vào giữa tuần và tăng 1,55% so với cuối tuần trước.
Đáng chú ý, dòng tiền đã đổ mạnh trong phiên cuối tuần này, đặc biệt ở các thời điểm chỉ số giảm và phiên ATC cho thấy lực cầu dồi dào khi chỉ số điều chỉnh.
Nhìn lại một tuần qua, nhóm cổ phiếu bất động sản đã có công lớn kéo chỉ số tăng điểm. Trên sàn HoSE, VIC và VHM đóng góp lần lượt 5,8 điểm và 4,98 điểm tăng trong tổng mức tăng hơn 31 điểm của chỉ số tuần qua. Cổ phiếu NVL của Novaland cũng có những phiên là đầu tàu kéo chỉ số, đóng góp tổng cộng 1,34 điểm tăng. Cổ phiếu của ông lớn bất động sản khu công nghiệp Becamex (BCM) cũng nằm trong top 10 giúp chỉ số tăng điểm. Trên sàn HNX, nhóm tài chính vẫn giữ vai trò chủ đạo khi SHB, VND, NVB là top 3 cổ phiếu kéo chỉ số tăng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tích luỹ, chưa rõ xu hướng và có sự phân hoá khá lớn. Đây cũng là nhóm cổ phiếu điều chỉnh mạnh trong phiên thứ Sáu vừa qua.

-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang