-
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai
Khối ngoại bán ròng cổ phiếu VNM thu về hơn nghìn tỷ đồng trong 5 phiên gần đây |
Khối ngoại tiếp tục bán ròng, chốt lời tại nhiều cổ phiếu
Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam đứng đầu trong danh sách cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên giao dịch 25/2 với triệu cổ phiếu được mua vào và cổ phiếu bán ra, giá trị bán ròng 233 tỷ đồng. Lực bán của khối ngoại tại cổ phiếu VNM đang áp đảo. Từ phiên giao dịch 8/2 đến nay, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu VNM, thu về tổng cộng 1.062 tỷ đồng.
Cũng trong khoảng thời gian này, Platinum Victory Pte Ltd đang đăng ký mua vào gần 20,9 triệu cổ phiếu VNM. Dù khối lượng đăng ký lớn, thực tế nhìn lại hàng chục lần đăng ký giao dịch của tổ chức này các năm qua, lượng giao dịch thực tế thường khá khiêm tốn. Áp lực bán ra của khối ngoại cũng khiến cổ phiếu VNM điều chỉnh trong 5 phiên gần đây, trong đó hai phiên gần nhất mức giảm lên tới 1,1%.
Năm 2020, Vinamilk ghi nhận 59.636 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 11.236 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 5,9% và 6,5% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận gộp trong nước đạt 46,9% trong quý IV/2020, trong khi ba quý đầu năm mức biên lợi nhuận cao hơn, ở với mức 47,2% - 49,4%. Trong một báo cáo phân tích mới đây, bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI đưa ra dự phòng kết quả kinh doanh năm 2021 với mức tăng trưởng trên 7%, giảm nhẹ so với mức dự phóng mà đơn vị phân tích này công bố trước đó.
Tính riêng lượng tiền các nhà đầu tư thu về từ bán cổ phần Vinamilk đã chiếm tới một nửa số tiền khối ngoại thu về trong phiên bán ròng trên sàn HoSE hôm nay (hơn 460 tỷ đồng). Ngoài VNM, một số cổ phiếu khác cũng bị bán ròng như PLX (47,4 tỷ đồng), KDH (36 tỷ đồng) hay SSI (30 tỷ đồng).
Thông tin giá xăng được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều nay do xu hướng tăng của giá xăng dầu thế giới hỗ trợ đáng kể cho đà tăng của PLX cũng như một số cổ phiếu ngành kinh doanh xăng dầu khác. Tuy nhiên, việc giá cổ phiếu PLX tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2019 cũng làm gia tăng áp lực chốt lời, trong đó đáng chú ý là lực bán chốt lời từ khối ngoại.
Sàn HoSE trở lại thế trận giằng co, HNX-Index phụ thuộc cả vào THD
Sau phiên điều chỉnh mạnh chiều qua, sàn HoSE trở lại trạng thái giằng co. Dù có lúc giảm hơn 10 điểm, đến thời điểm đóng cửa, chỉ số VN-Index vẫn tăng 3,42 điểm với số lượng mã cổ phiếu tăng/ giảm điểm ngang ngửa. Tuy nhiên, thanh khoản suy giảm so với phiên trước với giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 12.573 tỷ đồng, giảm 10,8% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 13.350 tỷ đồng.
Tân binh ACB trở thành điểm sáng của ngành ngân hàng với mức tăng 3,85% lên 32.400 đồng/cổ phiếu. Mức tăng trên cũng giúp ACB trở thành cổ phiếu kéo chỉ số tăng nhiều nhất trong phiên hôm nay. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VNM kéo chỉ số chung giảm mạnh nhất khi giá cổ phiếu giảm 1,1%.
Trên sàn HNX, diễn biến của chỉ số chung đang phụ thuộc vào diễn biến của cổ phiếu THD. Chỉ số HNX-Index tăng 8,31 diểm trong phiên hôm nay, riêng đóng góp của THD vào mức tăng trên đã xấp xỉ 5,83 điểm. Giá cổ phiếu này đã tăng kịch biên độ (10%) riêng phiên hôm nay. Với số lượng cổ phiếu lưu hành lớn (350 triệu cổ phiếu) cùng đà tăng dài từ tháng 12/2020 kéo thị giá cổ phiếu cao gấp 8,67 lần, cổ phiếu THD đang có ảnh hưởng ngày càng lớn đến HNX-Index. Nếu không kể THD, sắc xanh cũng khá áp đảo trên sàn Hà Nội với hơn 100 mã tăng giá và 70 mã cổ phiếu giảm giá. Chứng khoán MB, Vicostone… là những “ông lớn” vốn hóa tăng giá khá mạnh. Ngược lại, cổ phiếu SHB giảm 0,62% và là cổ phiếu kéo HNX-Index giảm nhiều nhất.
-
Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự -
Sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt: Quan trọng là nuôi dưỡng được nguồn thu -
Áp lực bán ròng từ khối ngoại vẫn mạnh, VN-Index hồi phục nhờ cầu bắt đáy -
Góc nhìn TTCK tuần 18-22/11: Việc “bắt đáy” sẽ khá rủi ro với nhà đầu tư lướt sóng
-
Cổ đông ngoại chật vật thoái vốn khỏi Vinasun -
Hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, Vinpearl chuẩn bị cho ngày chào sàn? -
23 cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán vì vụ thao túng cổ phiếu GKM -
VN-Index tiếp tục giảm hơn 13 điểm: Ngày về mốc 1.200 cận kề? -
Nên nới điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng -
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai -
VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/11 -
2 Đề xuất giải pháp đặc biệt “cứu” dự án chống ngập tại TP.HCM -
3 Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 38.693 tỷ đồng -
4 Hội đồng Vàng thế giới: Hai nguyên nhân khiến vàng lao dốc -
5 Động thái mới tại tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
- Đạm Phú Mỹ tiến tới “nhà máy thông minh”
- SonKim Land được vinh danh là Chủ đầu tư của thập kỷ
- Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
- VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024