-
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với phí dịch vụ chỉ bằng 0,05% khoản tiền gửi và tối đa không quá 200 USD. |
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (NCIF) vừa có phân tích về sự biến động của kiều hối Việt Nam thời gian qua.
Dòng kiều hối không ngừng gia tăng
Nghiên cứu của NICF cho thấy, trong thời gian qua, dòng kiều hối vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng ổn định và ít chịu tác động bởi bất ổn vĩ mô hay tỷ suất sinh lời.
“Thậm chí, ngay cả khi dòng vốn được coi là ổn định như FDI, ODA giảm, dòng kiều hối vẫn tăng trưởng ổn định. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kiều hối đóng vai trò là nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần làm tăng tích lũy vốn trong nước, ổn định mức lãi suất cho vay và giảm thiểu bất ổn kinh tế do thiếu hụt vốn đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế đất nước. Chính vì vậy, Chính phủ cũng như các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút Việt kiều chuyển, gửi tiền về nước đầu tư, làm ăn”, NICF nhận định
Dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, NCIF cho biết, dòng kiều hối chuyển về Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP. Từ năm 2000 đến nay, lượng kiều hối chuyển về nước chiếm 3-8% GDP hàng năm, cao hơn các nước phát triển khác (bình quân chiếm 1-2% GDP). Về quy mô kiều hối cũng liên tục gia tăng qua các năm.
Nếu như năm 2000, lượng kiều hối gửi về nước vẫn còn khiêm tốn (1,32 tỷ USD), thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên là 3,1 tỷ USD, tăng 2,35 lần. Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, nhưng lượng kiều hối gửi về Việt Nam không những không suy giảm mà còn tăng vọt lên ở mức 6,8 tỷ USD. Năm 2010, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị 8,2 tỷ USD, tăng 2,24 tỷ so với năm 2009. Cũng trong năm này, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào vị trí 16/20 nước tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, sau Philippines.
Năm 2012, Việt Nam đón nhận 10 tỷ USD, xếp thứ 7 sau Hy Lạp (18 tỷ USD), Pakistan và Bangladesh (14 tỷ USD). Cho đến những năm gần đây, do tình hình kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua ổn định, nhiều kiều bào gửi tiền về để đầu tư, kinh doanh tăng. Hơn nữa, áp lực tiền tệ do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến tỷ giá lên cao, kiều bào cũng tranh thủ chuyển tiền về đổi qua VNĐ tích trữ. Theo đó, kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2018 đạt 16 tỷ USD (tương đương với lượng FDI và gấp 9,7 lần khối lượng ODA cùng năm) và tiếp tục tăng lên vào năm 2019 đạt 17 tỷ USD, trở thành một trong số 10 quốc gia hàng đầu, đứng thứ hai trong ASEAN, sau Philippines về lưu lượng chuyển tiền trong nước trên thế giới.
Hoa Kỳ dẫn đầu về kiều hối và vốn đầu tư của kiều bào
Nguyên nhân khiến lượng kiều hồi đổ về Việt Nam tăng mạnh qua các năm, theo NCIF là do lượng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông và định cư tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới (khoảng 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài) và lượng người đi lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá cao. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều và lao động xuất khẩu. Việt kiều, chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp chiếm 80-90% lượng kiều hối gửi về nước. Trong đó, kiều hối từ Mỹ là lớn nhất, chiếm 55% tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, tiếp đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc.
Xuất khẩu lao động chiếm khoảng 6-7% tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
“Bên cạnh đó, Nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Người thụ hưởng kiều hối có thể nhận bằng tiền VND hoặc bằng ngoại tệ theo yêu cầu và không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về. Mặt khác, dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với phí dịch vụ khá thấp, bằng 0,05% khoản tiền gửi và tối đa không quá 200 USD. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ ở Việt Nam cũng là yếu tố thu hút ngoại tệ gửi về”, NCIF phân tích.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông, bên cạnh khai thác có hiệu quả nguồn kiều hối, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều chính sách khuyến khích kiều bào đầu tư về nước. Hiện, người Việt Nam ở nước ngoài đã đầu tư về nước 362 dự án với trên 1.604 triệu USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến, chế tạo với 143 dự án, gần 725,15 triệu USD , chiếm 39,5% số dự án và 45,2% vốn đăng ký. Trong đó, Việt kiều định cư ở Hoa Kỳ đầu tư về nước 81 dự án với trên 105,828 triệu USD.
“Những năm gần đây, cộng động người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ ngày càng phát triển về tiềm lực tài chính, công nghệ, năng lực quản lý mà ngày càng quan tâm đến đầu tư về nước, xây dựng quê hương. Đại dịch Covid-19 không ai mong muốn, tuy nhiên,việc Việt Nam thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh này đã góp phần làm gia tăng uy tín, sự an toàn của môi trường đầu tư Việt Nam, khuyến khích Việt kiều về nước sinh sống và đầu tư, kinh doanh”, ông Đông nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, bên cạnh tích cực khai thác nguồn kiều hối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, nhất là khâu thực thi ở các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Kiều đầu tư về nước.
“Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh; khuyến khích việc hình thành các hiệp hội chuyên ngành, mở rộng hợp tác trong cộng đồng và với trong nước theo tinh thần “ích nước lợi nhà”. Đa dạng hóa các hoạt động thiết thực thu hút đóng góp của các cộng đồng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, như thành lập các câu lạc bộ trí thức kiều bào, các hiệp hội doanh nhân kiều bào; xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi và thu hút những chuyên gia, trí thức Việt kiều có trình độ chuyên môn cao, xây dựng những đầu mối về xuất nhập khẩu và hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 -
Quảng Ngãi sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh -
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 -
Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2025 từ 10 - 15% -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để triển khai kế hoạch 2025 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025