
-
Thủy điện Khe Bố đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du trong mưa lũ lớn
-
“Ký ức những huyền thoại” - Hồi tưởng để tri ân, khơi nguồn tự hào dân tộc
-
Thủy điện Bản Vẽ cắt lũ lịch sử, giảm 74% lưu lượng lũ cho hạ du
-
Đà Nẵng vận hành 2 tuyến xe buýt đón cán bộ ra trung tâm Thành phố làm việc
-
TP.HCM muốn giữ nguyên chính sách trợ giúp xã hội cho người dân như trước khi sáp nhập -
Giải pháp ứng phó với thách thức già hóa dân số tại Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị quan trọng này cùng đông đảo đại diện các bộ, ngành, địa phương, hội, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… tham dự.
Tại Hội nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có báo cáo đánh giá về kết quả triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định hướng và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định, công nghiệp văn hóa là nhóm ngành có lợi thế quốc gia của Việt Nam, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới. Đây là nhóm ngành có giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Nhìn chung, các ngành công nghiệp văn hóa có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn so với chi phí sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên, kết hợp, phát huy được các yếu tố tự nhiên, văn hóa, bản sắc dân tộc và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
![]() |
Chương trình nghệ thuật biểu diễn “Hải Phòng - một nét dân gian” đem văn hóa truyền thống dân tộc tới gần với nhân dân Thủ đô. |
Giai đoạn 2018 - 2022, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành công nghiệp văn hóa; bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho đầu tư, phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế.
Năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch, số liệu có sự sụt giảm chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%. Đến năm 2022, các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).
Ước tính bình quân 5 năm từ kể từ 2018 - 2022, tốc độ tăng trưởng về số lượng cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,2%/năm. Năm 2022, thống kê có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến các ngành công nghiệp văn hóa. Lực lượng lao động thuộc các ngành công nghiệp văn hóa tăng khá nhanh, bình quân 5 năm lao động tăng 7,4%/năm.
Riêng năm 2022 đã thu hút khoảng 2,3 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 4,42% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. Xuất nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn 2018 - 2022 tạo ra giá trị xuất siêu, năm 2018 xuất siêu ước đạt 37 tỷ USD, đến năm 2022 xuất siêu tiếp tục tăng, ước đạt 41,9 tỷ USD.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%.
Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa, một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đầu tư, nắm bắt cơ hội, triển khai hình thành các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa để kinh doanh, phát triển, mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bên cạnh bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trong những năm qua, Hội nghị sẽ có những con số đánh giá thực trạng phát triển của từng lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa gồm: điện ảnh; du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; kiến trúc; thiết kế; xuất bản; thời trang; truyền hình và phát thanh; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ.
Trên cơ sở kết quả Hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có chỉ đạo, định hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố có các giải pháp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.
Dự kiến sẽ có 150 - 200 đại biểu tham dự hội nghị theo hình thức trực tiếp.

-
Đà Nẵng vận hành 2 tuyến xe buýt đón cán bộ ra trung tâm Thành phố làm việc -
TP.HCM muốn giữ nguyên chính sách trợ giúp xã hội cho người dân như trước khi sáp nhập -
Giải pháp ứng phó với thách thức già hóa dân số tại Việt Nam -
Công bố điểm sàn ngành Sư phạm năm 2025 -
EVNNPC: Gần 78% khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3 được cấp điện trở lại -
Kỹ năng an toàn trước khi có lũ, ngập lụt -
Hà Nội triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân