Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
Không chủ quan việc điều trị cúm A cho trẻ
D.Ngân - 29/02/2024 15:44
 
Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, ngay khi trời trở lạnh, con trai 4 tuổi của chị Anh Thư (Hà Đông, Hà Nội) đã bị sốt, ho và sổ mũi. Ban đầu, chị cho con dùng thuốc mua ở hiệu thuốc gần nhà nhưng hơn một tuần không khỏi, chị vội vã xin nghỉ làm để đưa con tới bệnh viện điều trị. Bé phải nằm viện gần tuần mới có thể về nhà.

Chia sẻ với bác sĩ, khi thấy con có các dấu hiệu cảm cúm, chị nghĩ chỉ là cúm thông thường nên chủ quan vẫn để con ở nhà và uống thuốc mua ở hiệu thuốc gần nhà. Tới khi thấy con mãi không khỏi mà còn có dấu hiệu nặng hơn chị mới tá hỏa được con tới gặp bác sĩ.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An- Giám đốc Bệnh viện An Việt đang tư vấn cho bệnh nhân

Theo kết quả xét nghiệm sau khi bé nhập viện, con chị Anh Thư bị cúm A, chủng cúm phổ biến thời gian qua và bé thuộc trường hợp bị nặng cần nhập viện để điều trị.

Chia sẻ về cúm A, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương hiện là giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết cúm A đang diễn biến phức tạp với số ca tăng nhanh, nhiều ca trở nặng khi nhập viện đặc biệt là trẻ nhỏ.

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí qua đường hô hấp nên rất dễ lây nhiễm cho nhau. Đặc biệt là trong những không gian như công sở, trường học hay gia đình...

Ai cũng có thể bị cúm A nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có các bệnh mãn tính, người có sức đề kháng yếu, người làm việc ở môi trường đông người, phụ nữ có thai... có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Theo PGS Hoài An, cúm A thường không tiến triển nặng nhưng vẫn có những trường hợp bệnh có các biến chứng nguy hiểm nên không thể chủ quan. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim hay đái tháo đường...

Ngoài ra, cúm A có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu... và một số triệu chứng cao như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm  có thể gây biến chứng viêm phổi và sảy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

Cúm A thường được điều trị ở nhà theo chỉ định của bác sĩ nhưng những trường hợp tiến triển nặng, người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều biện pháp phòng ngừa cúm A cho người lớn và trẻ em nhưng quan trọng và được đánh giá cao nhất là tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đúng lịch sẽ giảm nguy cơ mắc cúm và hạn chế các biến chứng nguy hiểm nếu có mắc phải.

Ngoài ra, cần giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh cũng như có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh các tác nhân gây hại cho trẻ để giảm nguy cơ bị bệnh.

Ngoài ra, PGS. Hoài An cho biết thêm khi trẻ bị cúm A phụ huynh cần điều trị sớm cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, chăm sóc trẻ thật tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Không chủ quan trong việc điều trị cúm A cho trẻ vì có thể để lại những hậu quả nguy hiểm.

Nhận biết sớm dấu hiệu mắc cúm A
Các triệu chứng của bệnh cúm A giống với cúm thông thường, nên nhiều trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách,
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư