Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Nhận biết sớm dấu hiệu mắc cúm A
D.Ngân - 26/12/2023 11:10
 
Các triệu chứng của bệnh cúm A giống với cúm thông thường, nên nhiều trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách,

Số ca mắc cúm A ở miền Bắc hiện tăng cao. Các triệu chứng của bệnh cúm A giống với cúm thông thường, nên nhiều trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng/tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp… Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng của bệnh cúm A giống với cúm thông thường, nên nhiều trường hợp không được điều trị sớm, đúng cách.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, thời điểm cuối năm, các bệnh hô hấp, trong đó có cúm A, thường gia tăng, đáng lo ngại là năm nay số ca mắc và nhập viện đồng loạt tăng. Nguyên nhân một phần là do thời tiết đông xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây nhiễm cao và rất nhanh trong cộng đồng.

Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi. Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn.

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của người đối diện khiến mắc bệnh, hoặc cũng có thể do chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.

Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể... Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, bệnh cúm có thể tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai.

Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch.

Mặc dù khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.

Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi. Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn.

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của người đối diện khiến mắc bệnh, hoặc cũng có thể do chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.

Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể... Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, bệnh cúm có thể tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai.

Bệnh nhân cúm A diễn biến nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho khan, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi và gây nặng lên các vấn đề về tim mạch.

Mặc dù khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền.

Mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Từ lâu WHO đã thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác định vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu).

Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa đông - xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa đông - xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác định được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).

Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu, cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian, nhưng vì nước ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư