
-
TP.HCM khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hơn 1.900 tỷ đồng
-
Quảng Trị chấp thuận đầu tư dự án Cụm công nghiệp Gio Linh
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
![]() |
Nhiều nhà thầu thi công Đề án 186 cầu treo bị nợ đọng kéo dài nhiều năm qua. |
Cụ thể, trong công văn vừa được gửi tới Bộ Giao thông vận tải vào cuối tuần này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương (vốn trong nước, chưa phân bổ bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu sử dụng đất) của các bộ, ngành, địa phương đã được phân bổ hết tại Quyết định số 2131/QĐ – TTg ngày 29/1/2017, không còn nguồn ngân sách Trung ương năm 2018 chưa phân bổ như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng xác nhận, vốn ngân sách Trung ương năm 2018 đã được phân bổ hết, không còn nguồn để điều chỉnh, bổ sung cho Đề án. Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư để bố trí số vốn còn thiếu cho Đề án trong kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2019.
Vào tháng 7/2018, Bộ Giao thông vận tải đã có văn vản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch năm 2018 (157 tỷ đồng) cho Đề án từ nguồn ngân sách trung ương năm 2018 chưa phân bổ để tiếp tục có nguồn vốn thanh toán các khối lượng đã hoàn thành cho các nhà thầu.
Đề án Xây dựng 186 cầu treo dân sinh trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng mức đầu tư 931,7 tỷ đồng được Bộ Giao thông vận tải giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Do tính cấp bách, việc xây dựng các cầu nằm trong Đề án phải được thực hiện trong vòng 9 tháng (2014 - 2015).
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tính đến đầu năm 2016, chủ đầu tư đã bàn giao 181/186 cầu cho địa phương quản lý, riêng 5 cầu chưa bàn giao được là do vẫn còn một số hạng mục phụ trợ chưa hoàn thiện dứt điểm.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, Đề án mới chỉ được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tổng cộng 837 tỷ đồng (trong đó hoàn ứng trước kế hoạch 400 tỷ đồng). Tính đến nay, Đề án đã được bố trí kế hoạch 634,5 tỷ đồng (trong đó hoàn ứng trước kế hoạch 354,5 tỷ đồng). Riêng kế hoạch năm 2018, chủ Dự án được giao kế hoạch 414,5 tỷ đồng (trong đó hoàn ứng trước kế hoạch 254 tỷ đồng), đến nay đã giải ngân hết.
Như vậy, trong trường hợp giải ngân đúng kế hoạch vốn, thì phải sau 3 năm nữa, Đề án vẫn còn nợ các nhà thầu khoảng 100 tỷ đồng.
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại