-
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, bắt đầu từ ngày hôm nay (1/4), Đơn vị ban hành chính sách ưu đãi cho du khách khi đến tham quan các điểm di tích do đơn vị quản lý.
Chính sách này được căn cứ dựa trên Kế hoạch (số 106) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế và nội địa, triển khai hoạt động kích cầu phục hồi du lịch trên địa bàn.
Cụ thể, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ thực hiện giảm giá vé một số dịch vụ do Trung tâm tổ chức kể từ ngày 1/4 đến hết ngày 1/6/2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sẽ áp dụng một số chính sách ưu đãi dành cho du khách tham quan hệ thống khu di sản Huế trong thời gian tới. |
Thực hiện giảm 50% giá vé thuyết minh hướng dẫn tại các điểm di tích cho đoàn khách từ 20 người trở lên; giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc và múa Cung đình tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế).
Để làm phong phú chương trình biểu diễn phục vụ du khách, trước đó, vào khoảng thời gian tạm ngưng biểu diễn do dịch bệnh COVID-19, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế đã nghiên cứu, phục dựng các bài bản, trích đoạn tuồng, điệu múa cổ, như Võ Tam Tư trảm cáo, Ác ẩn trong thiện, Chây xương làm thuốc, Phàn Lê Ba đại chiến Thiếc Bạc; dàn dựng điệu múa Thanh trà hiến quả dựa trên điệu múa cổ Thanh hoa chi để vừa bảo tồn, phát huy giá trị phục vụ du lịch, giới thiệu nét đặc sắc của nghệ thuật Cung đình Huế đến du khách.
Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ đưa vào khai thác các sản phẩm, dịch vụ mới như: tham quan Đại Nội bằng công nghệ du lịch thực tế ảo để tăng sức hấp dẫn cho di tích.
Theo ghi nhận, Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô cho biết, khu nghỉ dưỡng duy trì đón lượng khách ổn định và tăng cao vào dịp cuối tuần. Đặc biệt thời gian qua, khu nghỉ dưỡng đón lượng khách đến chơi golf kết hợp với nghỉ dưỡng, trung bình 150 - 200 khách/ngày. Khách chủ yếu đến từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một phần nhỏ khách trong tỉnh. Ẩm thực, du lịch kết hợp với chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ vui chơi gắn với thể thao trong khu nghỉ dưỡng là yếu tố được khách lựa chọn.
Các điểm nghỉ dưỡng gắn với chăm sóc sức khỏe khác vẫn duy trì lượng khách ổn định. Tại Khu nghỉ dưỡng như Làng Hành Hương, Suối khoáng nóng Alba Thanh Tân, Suối khoáng nóng Kawara Mỹ An… công suất vào cuối tuần lên đến 90%. Tại các khách sạn ở trung tâm thành phố, lượng khách sử dụng phòng duy trì 40 -50%. Tại một số khách sạn trước đó phải đóng cửa vì một số lý do liên quan đến pháp lý bởi dịch kéo dài cũng đã bắt đầu thông báo mở cửa đón khách trở lại.
Để duy trì tốt đà hồi phục này, Hội Lữ hành tỉnh vừa tổ chức đoàn famtrip, khảo sát sản phẩm mới tại Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô. Kế hoạch tiếp theo là sẽ tiến hành kết nối triển khai các tour đi A Lưới, phá Tam Giang… Về tour ngoại tỉnh, hội kết nối với các đối tác ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị để tổ chức các đoàn famtrip; phối hợp với Hội du lịch Cộng đồng Việt Nam tổ chức các tour mới cho giai đoạn thích ứng.
Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội được duy trì tổ chức, như “Chợ quê ngày hội”. Đầu tháng 3 tới sẽ là giải chạy “Hue jogging – cùng chạy vì sức khỏe cộng đồng”. Các điểm đến, như Bạch Mã Village, HueYes Eco… cũng đã bắt đầu nhận khách, sẵn sàng cho tái hoạt động vào đầu tháng 3. Các tour du lịch trong và ngoài tỉnh đã bắt đầu đồng loạt bán ra thị trường… Những chuyển biến này đều chứng minh rằng, đà phục hồi của du lịch Huế đang rất tốt.
Được biết, từ đầu năm đến nay, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều tín hiệu phục hồi, lượng du khách tham quan dần tăng trở lại.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, trong 3 tháng đầu năm, địa phương đã đón hơn 300.000 lượt khách du lịch. Trong đó, khách vào tham quan di tích 158.488 lượt, doanh thu đạt hơn 14,4 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, nếu tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt, dự kiến năm 2022 tỉnh đón khoảng 3-3,5 triệu lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt khoảng 6.000-7.000 tỷ đồng.
-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Nghỉ dưỡng Sa Pa mùa săn mây ở đâu để tận hưởng trọn những ngày đẹp nhất năm? -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025