
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
Lao động Việt Nam không nên rời khỏi Hàn Quốc khi không cần thiết |
Tối 25/2, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội có văn bản kết luận ý kiến của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trong cuộc họp với các đơn vị trực thuộc để triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với người lao động Việt Nam tại các quốc gia có dịch.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục quản lý Lao động ngoài nước tuyên truyền, động viên người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở các tỉnh Daegu và Gyeongbuk (Hàn Quốc) yên tâm làm việc, hạn chế đi lại và không rời khỏi nước này khi không cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Các lao động (kể cả lao động bất hợp pháp) được khuyến khích khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Các doanh nghiệp liên quan được yêu cầu dừng đưa lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch.
Hiện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã triển khai ứng dụng kết nối với người lao động là COLAB SOS. Người lao động có thể tải, cài đặt ứng dụng để nhận các thông tin tình hình dịch bệnh và được hỗ trợ.
Với lao động Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang xây dựng phương án tiếp nhận chọn lọc, theo lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động có yêu cầu cấp thiết của công việc. Tất cả các lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.
Các doanh nghiệp đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần dừng ngay việc lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch. Các doanh nghiệp không chấp hành sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với những lao động về nước từ vùng dịch do hết thời hạn hợp đồng, về trước thời hạn hợp đồng và những trường hợp cá biệt khác thì đơn vị sẽ thực hiện việc tiếp nhận và cách ly y tế, giám sát theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có khoảng gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Chỉ tính riêng năm 2019, số lượng người Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc hơn 7.000 người. Trong số đó, có khoảng 12.009 người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Đến nay Cục Quản lý lao động ngoài nước chưa ghi nhận trường hợp lao động Việt Nam ở Nhật Bản hay Hàn Quốc bị nhiễm Covid-19.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower