-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ mở thêm không gian hút vốn ngoại cho doanh nghiệp |
Trong khi phương án phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) không khả thi với quy định pháp lý hiện hành, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp phát hành một sản phẩm… gần giống NVDR là cổ phiếu không có quyền biểu quyết, nhằm mở rộng thêm không gian thu hút vốn ngoại.
Chưa mở cơ chế cho phát hành NVDR
Gần đây, một số ý kiến từ các thành viên thị trường tiếp tục đề xuất Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét khả năng cho phép phát hành NVDR như phương án mà Sở GDCK TP. HCM từng nghiên cứu và đề xuất, nhằm rộng cửa hơn cho thu hút vốn ngoại tham gia TTCK Việt Nam.
Trước đề xuất trên, một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, NVDR là giải pháp chỉ triển khai ở Thái Lan, nhằm mở rộng không gian thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp mà pháp luật nước này hạn chế tỷ lệ sở hữu đối với đối tượng NĐT này. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu sản phẩm này trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, thì phát sinh một số vấn đề sau:
Thứ nhất, do NĐT nắm giữ NVDR không có quyền biểu quyết, nên chẳng hạn tại một doanh nghiệp mà nhóm NĐT ngoại A đã sở hữu 49% vốn điều lệ, một nhóm NĐT nước ngoài B sở hữu 51% vốn dưới hình thức NVDR sẽ dẫn đến tình huống khi doanh nghiệp họp ĐHCĐ, việc biểu quyết thực chất chỉ được thực hiện trong nội bộ nhóm NĐT ngoại đang nắm giữ 49% vốn. Theo cơ chế này, việc triệu tập ĐHCĐ lần thứ nhất không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 1, Điều 141, Luật Doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp này chỉ có thể tiến hành ĐHCĐ thành công ở lần thứ hai.
Thứ hai, khi đã triệu tập được ĐHCĐ, do tỷ lệ biểu quyết căn cứ vào số cổ đông có quyền biểu quyết dự họp, trong trường hợp cụ thể nêu trên, toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp đều do nhóm NĐT ngoại A biểu quyết thực hiện. Nghĩa là, tuy nắm giữ 49% cổ phần, nhưng họ thực chất đại diện cho 100% cổ phần có quyền biểu quyết. Vô hình trung điều này sẽ “vô hiệu hóa” các quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu tối đa của bên nước ngoài đối với một số ngành, lĩnh vực mà Nhà nước muốn kiểm soát, nắm giữ cổ phần chi phối.
Giả sử, NĐT ngoại A nắm giữ 49% cổ phiếu, nhóm NĐT ngoại B nắm giữ 30% NVDR và nhóm NĐT trong nước C nắm phần còn lại (21%). Như vậy, tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết còn lại của doanh nghiệp là 70% và doanh nghiệp này không gặp vấn đề về việc triệu tập ĐHCĐ, nhưng những quyết định của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nhóm NĐT nước ngoài A, vì tỷ lệ chi phối: 49%/70% = 70% quyền biểu quyết thực tế, trong khi nhóm NĐT C là thiểu số nắm 21%/70% = 30% quyền biểu quyết thực tế.
Đó là chưa kể hệ thống pháp lý hiện hành của Việt Nam chưa mở ra cơ chế cho việc thành lập đơn vị đứng ra mua cổ phiếu trên thị trường và phát hành NVDR tương ứng, nên gây khó cho triển khai NVDR. Vì NVDR không giải quyết được nhiều mục tiêu đặt ra, nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn đang yêu cầu Sở GDCK tiếp tục nghiên cứu giải pháp để triển khai theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
NVDR, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực chất là cổ phiếu bị tước quyền biểu quyết, rất khác so với loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết (chính là loại cổ phần ưu đãi cổ tức đã được quy định từ Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014). Với loại cổ phiếu không có quyền biểu quyết, chẳng hạn doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, do bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu tối đa cổ phần của nước ngoài, trong khi doanh nghiệp muốn huy động thêm vốn ngoại, họ hoàn toàn có thể phát hành lượng cổ phiếu không có quyền biểu quyết với giá trị chẳng hạn 50 tỷ đồng. NĐT nước ngoài nắm giữ lượng cổ phiếu này không có các quyền: biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và ban kiểm soát (như quy định tại Luật Doanh nghiệp), mà có quyền hưởng cổ tức, chênh lệch giá... Có nghĩa là việc NĐT sở hữu lượng cổ phiếu không có quyền biểu quyết hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định về quản trị, điều hành tại doanh nghiệp, điều này rất khác so với NVDR, khi mà cứ mỗi một NVDR phát sinh thì lượng cổ phiếu biểu quyết bị giảm đi một đơn vị, kéo theo đó là tỷ lệ sở hữu bị tác động.
Khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết
Theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với các quy định rõ ràng tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 60/2015, cơ sở pháp lý đã sẵn sàng cho doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Mặt khác, đây là giải pháp được triển khai phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả tích cực, bởi hóa giải khá hiệu quả các rào cản về room. Bởi vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ủng hộ và khuyến khích các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết, để cải thiện khả năng huy động vốn ngoại cho doanh nghiệp và cả TTCK.
“Với những lợi ích tích cực trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, sở GDCK trong việc hỗ trợ triển khai phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Nghị định 60/2015 cũng đã có quy định rất rõ ràng về việc không hạn chế sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết…”, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu