
-
Động lực tăng trưởng CASA của Sacombank
-
Giá vàng quốc tế tăng mạnh, giá vàng SJC đạt 123,3 triệu đồng/lượng
-
Doanh nghiệp bất động sản “tái xuất” thị trường trái phiếu
-
Vàng quốc tế tăng, giá vàng SJC quay đầu giảm sau kỳ nghỉ lễ dài ngày -
Cầu đầu tư vàng của Việt Nam trong quý I/2025 tăng 46% so với quý IV/2024
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, NHNN đã cập nhật công tác tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến nay. Theo đó, NHNN đã ban hành 4 quyết định chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á, một dấu mốc quan trọng trong lộ trình xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng.
Sau chuyển giao bắt buộc, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm.
![]() |
Riêng với SCB, NHNN cho hay, trên cơ sở phương án cơ cấu lại SCB của Nhà đầu tư, NHNN đã có Tờ trình báo cáo Chính phủ về Phương án cơ cấu lại SCB. Ngày 18/4/2025, NHNN đã có Tờ trình số 40/TTr-NHNN trình Thủ tướng Chính phủ về việc giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ.
“Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 29/4/2025, NHNN đang tiếp tục hoàn thiện phương án cơ cấu lại SCB và sẽ có Tờ trình Báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định”, Thống đốc cho biết.
Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN đánh giá, thời gian qua, các ngân hàng này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các TCTD cả về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng. Các NHTM nhà nước tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro...; đẩy mạnh cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; tích cực phát triển dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng lành mạnh, hiệu quả, gắn với việc thoái vốn đầu tư trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, kém hiệu quả và chấn chỉnh, củng cố, cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết ở trong nước và nước ngoài.
Khối ngân hàng TMCP cũng đang tích cực hoàn thiện, triển khai thực hiện theo PACCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, về cơ bản, các NHTMCP đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh năng lực cạnh tranh. Các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, tích cực cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn lành mạnh tài chính.
Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng nỗ lực, tích cực xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ phi tín dụng khác và mở rộng dịch vụ bán lẻ, tín dụng tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư,...).
Đối với các TCTD nước ngoài, NHNN cho biết đã tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát đối với TCTD nước ngoài để bảo đảm các TCTD nước ngoài hoạt động an toàn, đúng quy định của pháp luật.
NHNN khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam.
Đồng thời, khuyến khích TCTD nước ngoài hỗ trợ TCTD trong nước tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.
Đối với TCTD nước ngoài hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao hoặc chưa đáp ứng chuẩn mực an toàn được cảnh báo kịp thời và yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, hiện nay, các TCTD nước ngoài đang tích cực triển khai PACCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện có 9 ngân hàng 100% vốn ngoại và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Suốt 8 năm qua, không có thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các ngân hàng số thế hệ mới - tái định vị thương hiệu từ các ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc, gồm MBV, Vikki Bank, VCBNeo - đang góp phần hình thành hành lang pháp lý mới cho khối ngoại gia nhập lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024, room vốn ngoại tại một ngân hàng nội địa là 30%. Tuy nhiên, các ngân hàng số thế hệ mới thì không bị giới hạn sở hữu vốn ngoại, vì được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Điều này cho phép nhà đầu tư ngoại có thể mua 100% vốn các ngân hàng số thế hệ mới nói trên mà không cần sửa luật.
Nói cách khác, việc chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng yếu kém thời gian qua cùng với việc thay đổi hình thức hoạt động của các ngân hàng này sang ngân hàng số mở ra cơ hội hiếm hoi cho nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực ngân hàng.
-
Khuyến khích ngân hàng ngoại tham gia hỗ trợ xử lý khó khăn của tổ chức tín dụng trong nước -
Doanh nghiệp bất động sản “tái xuất” thị trường trái phiếu -
Vàng quốc tế tăng, giá vàng SJC quay đầu giảm sau kỳ nghỉ lễ dài ngày -
Cầu đầu tư vàng của Việt Nam trong quý I/2025 tăng 46% so với quý IV/2024 -
Thanh toán qua QR code tăng gần 200% về giá trị, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh -
Lãi suất sẽ chịu sức ép do tiền gửi đang bị cạnh tranh bởi chứng khoán, bất động sản -
Kiểm soát sở hữu chéo vẫn khó do "đứng tên hộ", nhiều DNNN chưa chịu thoái vốn khỏi ngân hàng
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới