
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Thời gian gần đây, tôi đọc khá nhiều bài chia sẻ về cách chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Có gia đình thu nhập 20 triệu đồng/tháng vẫn không đủ tiêu. Khoản tiền này không quá nhiều, cũng chẳng quá thấp. Tôi nghĩ, tiêu bao nhiêu là do mình, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít. Nếu chi tiêu có kế hoạch rõ ràng, một cách khoa học thì số tiền 20 triệu có thể dư sức sống ở Hà Nội.
Tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi. Thu nhập của hai vợ chồng ở ngưỡng 20 triệu đồng/tháng. Cả gia đình đang sống ở Hà Nội, có một đứa con nhỏ học lớp 2. Thế nhưng, với khoản thu nhập hiện tại, sau khi chi tiêu sinh hoạt vợ chồng tôi vẫn tiết kiệm được 5 triệu đồng/tháng dù chúng tôi lái ô tô riêng đi làm.
Thực ra, chúng tôi sống ở ngoại thành Hà Nội, cách chỗ làm khoảng 15km (cơ quan vợ và chồng cách nhau gần 1km). Trước đó, chúng tôi di chuyển bằng xe máy tương đối vất vả. Mùa hè trời nắng nóng, đường bụi, đi trên đường mà cái nóng phả vào người như thiêu đốt. Mùa đồng rét cắt da cắt thịt, chưa kể trời mưa gió thì người ướt như chuột lột.
Những khi như thế đi trên đường tôi nghĩ, có ô tô đi làm thật sướng, nắng không đến mặt, mưa không đến đầu.
![]() |
Dù thu nhập chỉ 20 triệu, gia đình chị Hải vẫn tiết kiệm được 5 triệu đồng/tháng |
Cách đây 3 năm, khi chúng tôi có ý định mua một chiếc ô tô để đi làm cho tiện, tránh nắng mưa. Song, bạn bè can ngăn nói thu nhập 30 triệu hãy mua ô tô, còn thu nhập của vợ chồng tôi chỉ ở ngưỡng 20 triệu đồng thì không đủ tiền nuôi nó hàng tháng.
Tôi chần chừ và đắn đo nhưng rồi quyết định thử ngồi tính toán, với khoản thu nhập của gia đình nếu giờ phải nuôi ô tô thì có kham nổi không. Tôi tự vạch kế hoạch chi tiết ăn tiêu một tháng cho cả nhà, chia các khoản cụ thể: Tiền chợ hết 4 triệu đồng (bao gồm đồ ăn, hoa quả, gạo, mắm muối... trừ rau xanh vì nhà trồng được trên sân thượng); tiền học cho con (học trường công) hết 1,5 triệu đồng/tháng; tiền điện, gas, Internet hết 1,5 triệu/tháng.
Chi phí xăng xe hết 2 triệu đồng, cộng 1,5 triệu đồng tiền gửi xe ở cơ quan (chúng tôi gửi nhờ ở sân một cơ quan nhà nước); tiền sữa cho con, tiền điện thoại của vợ chồng tôi hết 1 triệu đồng; tiền ma chay, hiếu hỉ, tiêu vặt, mua sắm lặt vặt khoảng 3 triệu đồng (khoản này thường không cố định nên tháng nào dư vợ chồng tôi biếu bố mẹ 2 bên nội ngoại tiền quà bánh).
Nếu cứ tiêu đúng kế hoạch như này thì một tháng, gia đình tôi tiêu hết khoảng 14,5 triệu đồng. Còn dư 5,5 triệu đồng. Tôi dự tính trích 5 triệu đồng gửi tiết kiệm, còn lại 500 ngàn để riêng cùng với tiền thưởng các ngày lễ trong năm cộng lại làm khoản chi phí bảo dưỡng xe.
Nhà ở ngoại thành đường xá rộng rãi, nếu mua ô tô có thể để ở trong sân nhà, coi như không mất tiền gửi xe như nhiều gia đình ở nội thành.
Thấy kế hoạch ổn, bởi có mua ô tô vợ chồng tôi vẫn đủ tiêu, lại đảm bảo có khoản tiền tiết kiệm hàng tháng. Thế nên, chúng tôi đã chi 300 triệu mua một chiếc xe cũ để hàng ngày hai vợ chồng lái đi làm, tránh nắng mưa đỡ vất vả. Rất may chiếc xe này bạn chồng tôi để lại, vừa bán vừa cho vì quý. Xe đi ít nên còn khá mới và hầu như chưa gặp hỏng hóc lớn nào.
Cuộc sống từ ngày có ô tô thoải mái hơn nhiều, đến nay chúng tôi đã duy trì như vậy được 3 năm, tôi thấy rất ổn. Việc ăn tiêu thực hiện đúng như kế hoạch đề ra. Gia đình thi thoảng muốn đi chơi quanh Hà Nội cũng có xe đi, rất tiện và thoải mái chứ không vất vả di chuyển bằng xe máy hay gọi taxi đắt đỏ như trước.
Một số người nói ra nói vào vợ chồng tôi nghèo mà học làm sang, người ta thu nhập 60 - 70 triệu vẫn đi xe máy, còn vợ chồng tôi có tí tiền, chưa bằng ai đã mua ô tô. Nhưng tôi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Thu nhập của chúng tôi không quá cao, nhưng chúng tôi cách ăn tiêu hợp lý. Vẫn có tiền tiết kiệm, vẫn nuôi được ô tô, chi tiêu hàng ngày cũng không phải chắt bóp như vậy là quá ổn còn gì.

-
Tâm lý FOMO đẩy giá vàng tăng phi mã, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng chính sách từ Mỹ
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
Tham gia trung tâm tài chính quốc tế: Ngân hàng Việt đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn
-
Chặn đầu cơ, làm giá thị trường vàng; Hút vốn ngoại vào trung tâm tài chính quốc tế
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt -
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng -
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng -
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu