-
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024
Cùng với địa thế biển, Kiên Giang đang hướng đến vai trò cầu nối của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong hội nhập kinh tế và hợp tác khu vực.
Cáp treo nói liền từ đảo Phú Quốc đến đảo Hòn Thơm. |
Phát huy lợi thế biển đảo
Vùng biển Kiên Giang rộng hơn 63.000 km2, với bờ biển dài khoảng 200 km và 143 đảo nổi, trong đó, 43 đảo có cư dân sinh sống, tạo nên 5 quần đảo giàu tiềm năng kinh tế trên mặt đại dương. Đặc biệt, đảo Phú Quốc rất giàu tài nguyên thiên nhiên và hấp dẫn nhiều loại hình du lịch quốc tế.
Biển Kiên Giang tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với trữ lượng, quy mô lớn, cho phép phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế biển. Kiên Giang đã được Chính phủ xác định là một trong 4 tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL theo Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Đỗ Thanh Bình cho biết, với những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển quan trọng, những năm qua, kinh tế biển đã đóng góp gần 80% GRDP của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế biển đạt bình quân trên 18%/năm. Trong đó, lĩnh vực khai thác thủy sản đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động. Toàn tỉnh hiện có gần 13.000 phương tiện, sản lượng khai thác ước đạt trên 400.000 tấn. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, với nhiều loại hình nuôi cá và tôm công nghiệp và quảng canh.
Phú Quốc là nơi hội tụ rất nhiều resort phục vụ du khách trong và ngoài nước. |
Đến nay, tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản rất đa dạng theo quy hoạch, đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp và nuôi một số loại thủy sản mang lại hiệu quả cao; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 755.000 tấn (đạt 99,93% so với Nghị quyết). Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển đạt kết quả tích cực, tổ chức lại việc khai thác hải sản theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ.
Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo và phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm, như Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn I, tích cực hỗ trợ Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn II, đưa điện lưới quốc gia ra các đảo có đông dân cư sinh sống, hoàn thành trục Bắc - Nam đảo Phú Quốc, một số tuyến nhánh trên địa bàn huyện Phú Quốc, hoàn thành Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, các khu công nghiệp Thuận Yên và Thạnh Lộc… Một số dự án đang gấp rút hoàn thành trong năm nay, như tuyến Quốc lộ cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường kết hợp đê biển đoạn Rạch Giá - Hòn Đất và Rạch Giá - Tắc Cậu...
Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Kiên Giang là tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế, tạo tiền đề để Kiên Giang sớm trở thành tỉnh mạnh về biển với tốc độ phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa nội lực đi đôi với mở rộng hợp tác ngoài tỉnh, quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế biển.
Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư
Ông Đỗ Thanh Bình cho biết, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, trong nhiệm kỳ qua, kinh tế biển Kiên Giang có bước phát triển khá toàn diện. Đây là lợi thế vượt trội của tỉnh để xây thương hiệu biển Kiên Giang. Tỉnh đã hoàn thành phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị ven biển, quy hoạch xây dựng các quần đảo du lịch Nam Du và ven bờ thành các khu du lịch mới, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo được quan tâm; các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng về sản lượng và giá trị.
“Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế; gắn phát triển kinh tế biển với giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, chăm sóc sức khỏe nhân dân... Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập kinh tế biển chiếm trên 80% GRDP toàn tỉnh, gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh”.
Ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
Nhiều dự án giao thông (đường bộ, cảng biển, sân bay...), thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế và du lịch vùng ven biển, hải đảo được đầu tư; một số dự án du lịch quy mô lớn hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác… Qua đó, du lịch biển có bước phát triển khá mạnh, tổng lượng khách du lịch đạt trên 28,2 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 22.918 tỷ đồng.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá về tiềm năng, vận dụng cơ chế linh hoạt, áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo pháp luật cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh và địa phương đang có nhu cầu, như công nghệ sinh học trong nông nghiệp; trồng trọt, chủ yếu là cây lúa; nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến sau thu hoạch gắn với xuất khẩu; phát triển các dịch vụ kinh tế biển, du lịch, các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí...
Theo ông Đỗ Thanh Bình, Kiên Giang đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và tạo bước đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, các cơ chế và chính sách về thu hút đầu tư... Tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.
"Ngoài việc đề xuất kịp thời với các bộ, ngành và Trung ương hỗ trợ về cơ chế, chính sách, thì các địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để kịp thời tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc liên kết vùng. Trong đó, Kiên Giang cam kết sẽ là thành viên tích cực để cùng thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng ĐBSCL, tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có, nhất là sức lan tỏa của kinh tế biển Kiên Giang đến các tỉnh lân cận", ông Bình chia sẻ.
Kiên Giang có thế mạnh do vị trí địa lý thuận lợi, là địa điểm thuận tiện kết nối với các nước ASEAN. Cụ thể, Kiên Giang có sân bay nội địa Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc, cùng với đường biển đi quốc tế. Kiên Giang có đường bộ hành lang ven biển phía Nam, chạy dài ven biển từ Cà Mau - Kiên Giang qua Campuchia và Thái Lan. Lợi thế này cùng kinh tế biển phát triển sẽ mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Nam biển Đông và thực hiện được vai trò là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài lãnh thổ.
Về hệ thống chính trị
Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh hàng năm đạt 80%.
Hàng năm, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 85%, kết nạp 10.000 - 12.000 đảng viên.
Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tập hợp vào tổ chức đạt 60% dân số.
Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân từ 7,5%/năm trở lên. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.485 USD.
Trong cơ cấu kinh tế, nông - lâm - thủy sản chiếm 25,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 25,43%, dịch vụ chiếm 49,37%.
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 1,78%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 8%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 10%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41,45%.
Thu ngân sách đạt 73.645 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 267.179 tỷ đồng.
Về văn hóa - xã hội và môi trường
Đến năm 2025, có tối thiểu 60% số trường đạt chuẩn quốc gia; hằng năm huy động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường đạt 97% trở lên.
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải nguy hại đạt 90%, chất thải y tế đạt 100%. 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; có 10 bác sĩ/10.000 dân; có 33,49 giường bệnh/10.000 dân.
Hằng năm, giải quyết việc làm cho tối thiểu 35.000 lượt lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,5%.
Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%. 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 7 - 9 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới.
Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 90% và dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 11%.
-
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới
-
Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 -
Bến Tre sắp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2024 -
Tập trung cao độ gỡ khó về thể chế -
Hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Quảng Trị yêu cầu làm rõ có hay không việc doanh nghiệp không chọn đi qua cửa khẩu Lao Bảo -
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi