Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Kiên Giang thúc đẩy đầu tư vào sản xuất công nghiệp
Minh Dũng - 23/03/2016 10:13
 
Bên cạnh Phú Quốc đang trở thành đại công trường tỷ đô của các dự án du lịch-bất động sản, Kiên Giang nay cũng tự hào là điểm đến thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trong các ngành sản xuất công nghiệp - vốn được xem là yếu tố quan trọng và bền vững để giúp tỉnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công.
Lễ khởi công Nhà máy sản xuất thuốc lá VINA-BAT
Lễ khởi công Nhà máy sản xuất thuốc lá VINA-BAT

Từ nhiều năm nay, Kiên Giang đã quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao hiệu quả quản lý. Theo đó, KCN Thạnh Lộc sẽ ưu tiên kêu gọi dự án đầu tư vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất bao bì, các sản phẩm từ giấy, nhựa, thủy tinh; chế biến đồ gỗ và sản phẩm từ gỗ; lắp ráp điện tử; dệt may, da giày..., trong khi KCN Thuận Yên ưu tiên cho các ngành nghề chế biến nông, thủy sản; sản xuất thực phẩm, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, lâm sản...

Những ngành đóng góp “khủng” cho ngân sách

Giữa tháng 3, một loạt dự án đã khánh thành hoặc khởi công tại KCN Thạnh Lộc, trong đó đáng chú ý nhất có 2 dự án sẽ đóng góp ngân sách “khủng” cho tỉnh từ năm 2017 là Nhà máy Bia Sài Gòn – Kiên Giang và Nhà máy sản xuất thuốc lá VINA-BAT, là liên doanh giữa Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và BAT, một trong 4 tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới.

Trong những năm qua, ngành thuốc lá đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 19.000-20.000 tỷ đồng mỗi năm (tương đương gần 1 tỷ USD). Với việc nhà máy liên doanh VINA-BAT đi vào hoạt động vào quý 1/2017, dự kiến trong 10 năm đầu, các khoản nộp ngân sách cho địa phương của nhà máy sẽ lên đến 2.600 tỷ đồng.

Nhà máy có vốn đầu tư 160 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100 lao động, dự kiến sẽ xuất khẩu 50% trong số 750 triệu điếu thuốc lá sản xuất trong 5 năm đầu tiên. Đặc biệt, nhà máy sẽ tiêu thụ khoảng 175 tấn nguyên liệu, từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích canh tác cây thuốc lá tại Việt Nam. Nhìn rộng ra, tính đến nay, ngành thuốc lá đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 6 triệu người lao động như công nhân sản xuất, nông dân trồng cây thuốc lá, và lao động trong các ngành dịch vụ thương mại liên quan. Ngành này cũng đóng góp hàng trăm tỷ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Ông Peter Henriques, Tổng Giám đốc BAT Khu vực Đông Á chia sẻ: “Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, nhà máy còn triển khai các chương trình đào tạo cần thiết giúp các nhân viên có đủ kỹ năng, khả năng chuyên môn và năng lực để vận hành nhà máy, sản xuất sản phẩm theo các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, cũng như áp dụng các kinh nghiệm tiên tiến nhất trên thế giới về việc quản lý kinh doanh từ tập đoàn BAT, qua đó góp phần xây dựng lực lượng lao động lành nghề cho địa phương và cho xã hội”.

Giảm nhẹ thách thức cho ngành

Bên cạnh những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân, ngành thuốc lá cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà một trong số đó chính là vấn nạn thuốc lá điếu nhập lậu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Diễn biến của thuốc lá nhập lậu ngày càng trở lên rất phức tạp, nếu như trước đây thuốc lá lậu xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền Tây, nay đã xuất hiện thêm và lan tràn ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc trên phạm vi toàn quốc. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đã chủ động giới thiệu các biện pháp tích cực và hiệu quả để ngăn chặn việc nhập lậu thuốc lá vào Việt Nam. Để tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, và để làm giảm hơn nữa việc tiêu thụ thuốc lá lậu thì một trong những giải pháp trọng yếu là cần phải giới thiệu cho người tiêu dùng các sản phẩm hợp pháp có chất lượng tốt, tuân thủ các quy định cảnh báo về sức khỏe và các quy định về đóng gói của Việt Nam. Từ ý nghĩa đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng luôn luôn ủng hộ mạnh mẽ các nhà máy sản xuất thuốc lá trong nước nhằm đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý đến người tiêu dùng trong nước, từ đó góp phần đẩy lùi tình trạng nhập lậu.

Việc xây dựng nhà máy liên doanh VINA-BAT tại Kiên Giang không nằm ngoài ý nghĩa này. Ông Peter Henriques nhấn mạnh: “Nhà máy sẽ sản xuất các sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần thực hiện các chương trình của Chính phủ ngăn ngừa và giảm thiểu việc tiêu thụ thuốc lá điếu nhập lậu kém chất lượng tại Việt Nam”.

VINA-BAT hỗ trợ cộng đồng địa phương

 Tại buổi lễ khởi công nhà máy mới, BAT Group và Vinataba đã ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ nhà tình nghĩa của tỉnh Kiên Giang, với mong muốn tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

Vinatex sắp khởi công dự án nhà máy may trị giá 210 tỷ đồng tại Kiên Giang
Ngày 14/3 tới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) sẽ khởi công xây dựng Dự án Nhà máy may Vinatex An Biên tại Khu đô thị Thứ Bảy, huyện An...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư