
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Kiến nghị giảm, bỏ hàng loạt loại phí cho doanh nghiệp
Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Tổ công tác của Thủ tướng vừa kiến nghị Chính phủ một số biện pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
Cắt giảm nhiều chi phí giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. (Ảnh minh họa: KT) |
Nghiên cứu, bãi bỏ, đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp; thủ tục liên quan đến việc đổi giấy phép kinh doanh, bỏ yêu cầu về mã số hải quan HS trong giấy phép đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nghiên cứu, bãi bỏ thủ tục chấp thuận dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo luật Nhà ở, thống nhất áp dụng việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư, việc điều chỉnh dự án theo luật Đầu tư; gộp thủ tục cấp giấy phép quy hoạch với thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo luật Đầu tư; đơn giản hóa tối đa các yêu cầu về cung cấp trong quá trình phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế.
Bên cạnh đó, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Tổ công tác của Thủ tướng cũng kiến nghị giảm một số phí. Ví dụ, phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản quy định tại Thông tư số 230 năm 2016 của Bộ Tài chính. Theo đó, mức phí này là 700.000 đồng/lần thẩm định.
Trên cơ sở tính toán của Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản, một công ty chế biến cá ngừ cỡ vừa, trong năm 2016, thực tế cần tới 1.200 bộ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác thì phải chi trả tới 840 triệu đồng; đối với doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ cũng phải chi trả đến 154 triệu đồng/năm cho 220 bộ giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác chỉ cho riêng thị trường EU. Hiện nay, Bộ Tài chính đề xuất giảm xuống còn 630.000 đồng/lần thẩm định, tuy nhiên, mức phí này vẫn còn cao.
Một loại phí cần giảm nữa là phí thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm quy định tại Thông tư số 227 năm 2016 của Bộ Tài chính. Theo đó, mức phí này là 1,8 triệu đồng/hồ sơ. Cùng với đó, theo quy định hiện hành, phí thẩm định cấp, cấp gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ LĐ-TB-XH thực hiện là 21,5 triệu đồng/lần trong khi do Sở LĐ-TB-XH thực hiện là 1,3 triệu đồng/lần. Như vậy, sự chênh lệch giữa cấp bộ và cấp tỉnh lên tới 16,5 lần nên Tổ công tác và hội đồng cũng kiến nghị điều chỉnh.

Hơn 100.000 doanh nghiệp được thành lập mới là một kỳ tích
Mười tháng đầu năm 2017, đã có trên 105.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1.21,9 nghìn tỷ đồng. Con số này...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế