-
Thủ đoạn thâu tóm Dự án Đại Ninh -
Tập đoàn Thiên Minh Đức chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất lớn -
Đề nghị tuyên phạt ông Mai Tiến Dũng từ 24-30 tháng tù treo -
Thâu tóm Dự án Đại Ninh, “đại gia” Nguyễn Cao Trí hưởng lợi ngàn tỷ -
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù
Đây là dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại quận 7, TP.HCM với quy mô diện tích đất ở khoảng 29.000m2, tổng mức đầu tư ban đầu là 79 triệu USD.
Đòi bồi thường 2 triệu USD
Theo hồ sơ vụ án, năm 2007, Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà (gọi tắt là công ty kinh doanh nhà) và 2 công ty nước ngoài là Công ty P&D Korea Co P&D Korea Co., Ltd (gọi tắt là công ty P&D) và Lucky Vietnam Construction Co., Ltd (gọi tắt là công ty LVC) ký hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH quy hoạch và phát triển nhà Việt Nam – Hàn Quốc (Công ty Housing) để cùng thực hiện dự án khu nhà thương mại và chung cư The Mark, trên khu “đất vàng” diện tích hơn 29.000 m2 tại khu dân cư Tân Mỹ, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú (quận 7) với tổng vốn đầu tư 79 triệu USD.
Trong quá trình hợp tác liên doanh, ngày 22/7/2015, Công ty P&D và Công ty LVC bị tuyên bố phá sản theo quyết định của tòa án tại Hàn Quốc. Ngày 16/3/2016, Quản tài viên được tòa án Hàn Quốc chỉ định đã nhân danh Công ty P&D và Công ty LVC ký các hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của 2 công ty Hàn Quốc trong Công ty Housing cho Công ty DWS Star Bridge Limited Liability (gọi tắt là Công ty DWS).
Dự án The Mark |
Ngày 21/4/2016, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thay đổi lần 2) cho Công ty Housing. Theo đó, Công ty Housing chỉ còn 2 thành viên là Công ty kinh doanh nhà và Công ty DWS.
Không đồng ý, Công ty kinh doanh nhà khởi kiện yêu cầu không công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Công ty P&D và Công ty LVC trong Công ty Housing cho Công ty DWS; hủy giấy chứng đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 2 có liên quan đến Công ty DWS, cho Công ty kinh doanh nhà được quyền quản lý Công ty Housing, phần vốn góp của Công ty P&D và công ty LVC trong khi chưa có người kế thừa, thụ hưởng phần vốn góp nêu trên. Đồng thời, gửi đơn tố cáo về việc có sự giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt tài sản.
Quá trình thụ lý vụ án, nguyên đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện yêu cầu tòa buộc bị đơn bồi thường số tiền 2 triệu USD tiền phạt với lý do đã vi phạm hợp đồng liên doanh.
Ngày 4/5/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có thông báo cho Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM biết có đủ cơ sở để kết luận có sự giả mạo trong hồ sơ đăng ký, điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư của công ty Housing liên quan đến Công ty DWS.
Tại phiên xét xủ sơ thẩm hồi tháng 10/2018, TAND TPHCM chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty kinh doanh nhà.
Theo tòa sơ thẩm, khi ký hợp đồng liên doanh, các bên thỏa thuận một trong các bên liên doanh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì phải thông báo bằng văn bản cho các bên còn lại…Tuy nhiên, việc chuyển nhượng vốn góp của Công ty P&D và Công ty LVC trong Công ty Housing cho Công ty DWS không tuân thủ điều kiện và trình tự theo hợp đồng nên không có giá trị ràng buộc đối với công ty hoặc các bên liên doanh.
Viện Kiểm sát đề nghị hủy án sơ thẩm
Sau bản án sơ thẩm thì bị đơn kháng cáo, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM cũng có kháng nghị theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm đang diễn ra (ngày 10 và 11/9/2019), phía bị đơn cho rằng, cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm trọng và đề nghị tòa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Còn nguyên đơn đề nghị Hội đồng Xét xử bác kháng cáo của bị đơn cũng như kháng nghị của Viện Kiểm sát, tuyên y án sơ thẩm.
Tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bản án sơ thẩm tuyên hợp đồng chuyển nhượng góp vốn giữa Quản tài viên với Công ty DWS vô hiệu là không có căn cứ. Bởi lẽ, bản án sơ thẩm áp dụng điều luật không phù hợp với bản án này.
Căn cứ Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 không điều chỉnh giao dịch dân sự thực hiện ở nước ngoài do các đương sự là người nước ngoài thực hiện. Vì vậy, Tòa án nhân dân TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận các hợp đồng chuyển nhượng góp vốn giữa Quản tài tài viên với Công ty DWS tại Hàn Quốc và tuyên các hợp đồng chuyển nhượng này là vô hiệu.
Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân TP.HCM không thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ từ tòa án quận Trung tâm Seoul. Bị đơn là đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa và tòa không nhận được kết quả thông báo của cơ quan có thẩm quyền về kết quả tống đạt cho bị đơn là vi phạm tố tụng.
Từ những nhận định trên, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Do tính chất phức tạp của vụ án nên Hội đồng Xét xử quyết định nghị án kéo dài và dự kiến sẽ tuyên án hôm nay 11/9/2019.
-
Thâu tóm Dự án Đại Ninh, “đại gia” Nguyễn Cao Trí hưởng lợi ngàn tỷ -
Vướng mắc 10 năm trong thanh toán khoản công nợ 225 tỷ đồng xây dựng cầu Hòa Trung -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù -
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng coi 4,2 tỷ nhận hối lộ chỉ là “quà cáp” -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù -
Nhận hối lộ gần 25 tỷ, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị tuyên phạt 12 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai?
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng