-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Trụ sở Fed tại Washington, DC. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Kéo hạm tăng trưởng và lạm phát bằng chính sách gây ra tác dụng phụ đau đớn cho nền kinh tế Mỹ khi thị trường chứng khoán liên tục rơi vào trạng thái "thị trường gấu" và điều này tiếp tục lặp lại trong ngày giao dịch 20/5 vừa qua. Nhiều nhà phân tích cho rằng suy thoái là điều khó tránh đối với kinh tế Mỹ.
Sau một năm nằm ngoài ngưỡng thông thường 2 - 4%, lạm phát Mỹ đã tăng vọt kể từ tháng 8/2021 và lập kỷ lục vào tháng 2/2022.
Theo Cơ quan Thống kê Lao động của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 40 năm qua. Tháng 2 ghi nhận lạm phát Mỹ tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/1982 do nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với mối đe dọa kép là lạm phát tăng cao còn tăng trưởng kinh tế thấp đi.
Giới phân tích lo ngại nếu động thái thắt chặt chính sách tiền tệ mà cụ thể là tăng lãi suất cơ bản, không phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát như kỳ vọng, nền kinh tế Mỹ sẽ mắc kẹt trong vòng xoay lạm phát và suy thoái.
Theo đài CNN, lạm phát cao kỷ lục sẽ dẫn đến một cuộc "khủng hoảng đa tầng" ở Mỹ. Nhìn sâu xa hơn, lạm phát cao kỷ lục sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị đối với đảng Dân chủ - phe đang chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ. Không những vậy, nó còn gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin đối với các nhà kinh tế đã đánh giá thấp tác động của giá cả tăng cao và khả năng đưa lạm phát trở lại mức thường thấy (2-4%).
Điều đáng nói nhất là lạm phát cao kỷ lục trở thành cơn khủng hoảng đối với ví tiền của người tiêu dùng Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá xăng trung bình đã vượt ngưỡng 4 USD/gallon tại tất cả 50 bang ở Mỹ, trong khi đó giá lương thực trong tháng 4/2022 đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 41 năm qua.
Người Mỹ dường như rơi vào trạng thái "sống còn". Theo thông tin từ hai "đế chế" bán lẻ Target và Walmart, sức chi tiêu phóng khoáng của người dân đang suy giảm trong bối cảnh họ phải vật lộn để cán đán các khoản chi tiêu cơ bản như thực phẩm, nhiên liệu và chỗ ở.
Fed dường như đang "vay mượn" ý tưởng chống lạm phát từ năm 1984 - giai đoạn mà cơ quan này đã gặt hái thành công trong việc vừa tăng lãi suất, vừa đạt được mục tiêu hạ cánh mềm và tránh suy thoái.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay rất khác, bởi nước Mỹ đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng khi nhóm người lao động thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (những người sinh trong giai đoạn 1946 - 1964) có xu hướng rời bỏ công việc, còn tỷ lệ tham gia thị trường lao động ở mức thấp và năng suất lao động nói chung sụt giảm do dịch bệnh.
Toàn cầu hóa đang "thoái lui" khi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga - Ukraine. Đáng kể, giá năng lượng và lương thực thế giới đã tăng vọt do các hạn chế về nguồn cung.
"Lạm phát vẫn chưa tới mức cao nhất kể từ khi tôi sinh ra", bà Liz Young, Giám đốc chiến lược đầu tư tại Công ty tư vấn tài chính SoFi (Mỹ) cho biết. Nữ chuyên gia dự báo, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ phục hồi nhưng ở tốc độ chậm, còn thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục lao dốc và giá cả sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025