
-
Xung đột Israel - Iran có thể khiến Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất
-
Giới đầu tư lo lắng về xung đột Israel - Iran cùng biến động giá dầu
-
Giá dầu thế giới đối diện kịch bản xấu nhất
-
Giá dầu thế giới vọt tăng 8% do xung đột Israel - Iran leo thang
-
Thỏa thuận Mỹ-Trung: Tổng thống Trump ca ngợi là bước đột phá, "mang tính thay đổi cuộc chơi" -
Giá tiêu dùng tại Mỹ tăng nhẹ trong tháng 5, nhưng lạm phát dự báo sẽ tăng tốc
![]() |
Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ảnh: AFP |
"Nếu điều đó (lạm phát - BTV) được hiểu rộng rãi răng đã vượt qua mức trung lập, chúng tôi sẽ không ngần ngại làm vậy (tăng lãi suất - BTV)", Chủ tịch Fed trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal.
"Chúng tôi sẽ hành động cho đến khi chúng tôi cảm thấy chúng tôi đang ở một nơi mà chúng tôi có thể nói rằng, tình hình tài chính đã trở lại mức thích hợp và chúng tôi nhận thấy lạm phát đang đi xuống", ông Powell nói thêm.
"Chúng ta sẽ đi đến điểm đó. Sẽ không có sự lưỡng lự nào hết", Chủ tịch Fed khẳng định.
Đầu tháng này, Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm nửa điểm phần trăm sau khi lạm phát Mỹ tăng lên mức kỷ lục 40 năm qua. Đây là đợt tăng lãi suất thứ 2 mà Fed thực hiện kể từ đầu năm đến nay.
Sau khi tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm, Chủ tịch Fed cho biết cơ quan này có thể đưa ra các động thái tương tự trong các cuộc họp tới nếu tình hình kinh tế vẫn như hiện tại.
Ngày 17/5, ông Powell tái khẳng định cam kết đưa lạm phát về gần với mục tiêu 2% mà Fed đã đề ra. Nhưng Chủ tịch Fed lưu ý rằng mục tiêu đó là không dễ dàng và có thể phải trả giá bằng tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%, cao hơn mức thấp nhất kể từ cuối những năm 1960.
Nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến mức suy giảm 1,4% trong quý I/2022, phần lớn là do những bất cập kéo dài từ phía nguồn cung, sự lây lan của biến thể Omicron, và chiến sự ở Ukraine.
Tuy nhiên, việc Fed thặt chặt hơn chính sách tiền tệ với 2 đợt tăng lãi suất vừa qua đã làm gia tăng lo ngại rằng nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nặng nề hơn. Hệ lụy trước mắt là thị trường chứng khoán Mỹ gần đây đã hứng chịu nhiều đợt bán tháo ồ ạt.
Ngoài phương án tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, Fed cũng đã tạm dừng chương trình nới lỏng định lượng thông qua mua vào trái phiếu hàng tháng. Dự kiến từ tháng tới, Fed sẽ bắt đầu cắt giảm một số tài sản trong bảng cân đối đã phình to lên 9.000 tỷ USD sau hơn 2 năm triển khai các gói kích thích kinh tế thời Covid-19.
Ông Powell hy vọng Fed vẫn có thể kéo giảm lạm phát về mục tiêu đề ra là 2%, mà không khiến nền kinh tế sụp đổ. Người đứng đầu Fed nói thêm rằng "có thể có một số khó khăn liên quan đến việc khôi phục sự ổn định giá cả" nhưng ông cho rằng cần phải thúc đẩy thị trường lao động hơn nữa với tỷ lệ thất nghiệp thấp còn tiền lương cao hơn.

-
Thỏa thuận Mỹ-Trung: Tổng thống Trump ca ngợi là bước đột phá, "mang tính thay đổi cuộc chơi" -
Lô LNG đầu tiên từ Canada sắp lên tàu vận chuyển đến Nhật Bản -
Giá tiêu dùng tại Mỹ tăng nhẹ trong tháng 5, nhưng lạm phát dự báo sẽ tăng tốc -
Tổng thống Trump sẵn sàng kéo dài thời hạn ngừng áp thuế đối ứng -
WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt 2,3% trong năm 2025 -
Giá dầu thế giới ổn định ở ngưỡng cao nhất 7 tuần -
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025
-
ITL khẳng định vị thế quốc tế tại Triển lãm Transport Logistic & Air Cargo Europe 2025
-
VIC đồng hành cùng giải thưởng Hubexo Asia Awards 2025
-
Sunhouse vươn tầm quốc tế từ chất Việt tiên phong
-
Coteccons và Unicons: Hai năm liên tiếp nằm trong top 10 nhà thầu hàng đầu Việt Nam
-
Nhà phố thương mại trong lòng khu công nghiệp - xu hướng tất yếu của tương lai
-
SeABank thông báo mời thầu