
-
Kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Doanh nghiệp Việt dự Hội chợ thương mại điện tử châu Á tại Hàng Châu, Trung Quốc
-
Đắk Lắk quyết tâm bứt phá chuyển đổi số
-
TP.HCM tháo gỡ điểm nghẽn để chi 3% ngân sách cho đổi mới sáng tạo
-
Data Privacy Vietnam: Chuyển đổi số an toàn bắt đầu từ hiểu đúng về dữ liệu cá nhân -
Đà Nẵng bứt tốc thu hút doanh nghiệp AI
![]() |
Kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm của Viettel đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành. |
Nhận diện trụ cột của kinh tế số
Theo thông tin được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, trong nửa đầu năm nay, doanh thu của nhóm kinh tế số lõi, như bưu chính, viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông ước đạt 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024, ước đạt khoảng 53% kế hoạch năm 2025.
Điển hình, Tập đoàn Viettel trong 6 tháng đầu năm đạt tổng doanh thu hơn 100.000 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch, tăng trưởng 10,5% so với cùng kỳ năm 2024. Chỉ trong nửa năm, Viettel phát triển 3,8 triệu thuê bao mới, lũy kế đạt 7,7 triệu thuê bao 5G. Mảng viễn thông nước ngoài của Tập đoàn duy trì ổn định trong điều kiện chính trị - xã hội tại một số quốc gia bất ổn…
MobiFone (vừa thực hiện chuyển giao từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an) cũng đạt kết quả kinh doanh khả quan, với doanh thu 11.705 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. VNPT ước đạt tổng doanh thu 29.735 tỷ đồng, tăng 104,79% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nhóm bưu chính, Viettel Post ước đạt tổng doanh thu 8.671 tỷ đồng trong nửa đầu năm, bằng 126,5% so với cùng kỳ năm 2024, dự kiến cả năm đạt 22.058 tỷ đồng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền các cấp thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền 2 cấp, đảm bảo hạ tầng công nghệ kết nối thông suốt, an toàn cho chính quyền và thực hiện tốt các dịch vụ hành chính công cho người dân trên cả nước.
Lĩnh vực công nghiệp công nghệ số cũng có sự phát triển mạnh mẽ, dự kiến tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 2,289 triệu tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2024; lợi nhuận đạt 158.326 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2024. Lĩnh vực này đóng góp cho GDP 479.836 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt 81 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Thời điểm vàng để đầu tư dài hạn cho công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, xét về tỷ trọng kinh tế số/GDP, kinh tế số Việt Nam hiện xếp thứ 41 trên thế giới và đang tăng thứ hạng khá nhanh. Năm 2024, tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam đã đạt gần 19% GDP và năm 2025 sẽ vượt mục tiêu 20% GDP. “Chúng ta đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30 - 35% GDP vào năm 2030, khi đó, Việt Nam sẽ lọt vào top 30 toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Để thúc đẩy kinh tế số phát triển, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) cho rằng, trước tiên, cần thay đổi tư duy. Theo đó, không chỉ doanh nghiệp công nghệ mới làm việc với công nghệ, mà tất cả doanh nghiệp, cá nhân đều cần ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động. Khoa học, công nghệ chắc chắn sẽ góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế thực chất, đóng góp vào tăng trưởng, để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số.
Nêu dẫn chứng, một số công nghệ của Việt Nam đã được xếp hạng top đầu thế giới và được xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc…, ông Chính nhấn mạnh, muốn tăng trưởng, các doanh nghiệp phải dám ra nước ngoài. Cùng với đó, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận. Thay vì đi từ viện nghiên cứu, trường đại học rồi mới tới thị trường, chúng ta nên làm ngược lại: xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường. Khoa học, công nghệ phải giải được bài toán thực tế.
Ngoài ra, để thúc đẩy tăng trưởng cho từng ngành, cần có cách tiếp cận chiến lược hơn. Theo Chủ tịch CMC, Chính phủ không nên giao nhiệm vụ phát triển chung chung, mà nên lựa chọn và trao vai trò dẫn dắt cho các doanh nghiệp đầu tàu - những đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng để kéo cả chuỗi ngành cùng phát triển.
Với tầm nhìn dài hạn, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam muốn bứt phá, thì phải đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Tỷ lệ đầu tư cho R&D phải ở mức đủ lớn để tạo sự khác biệt, để biến khát vọng thành hiện thực. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tiến ra toàn cầu, phải có các sản phẩm toàn cầu.
Theo ông Khoa, “khoa học” luôn đứng trước “công nghệ”, bởi lõi của công nghệ chính là khoa học và lĩnh vực sản xuất công nghiệp mới là nơi để khoa học thể hiện giá trị rõ ràng nhất. Việt Nam đã sở hữu một số công nghệ lõi trong các ngành then chốt và đang đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị từ nước ngoài. Muốn thay đổi thực chất, phải đầu tư bài bản cho khoa học, công nghệ và phải bắt đầu từ giáo dục.
“Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây chính là thời điểm vàng để đầu tư dài hạn cho công nghệ. Không thể mãi chạy theo những cơ hội ngắn hạn hay các xu hướng nhất thời rồi lại hụt hơi”, ông Khoa khuyến nghị.
Theo PGS-TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, kinh tế số với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT) đã và đang tái định hình phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và quản lý; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo ra con người có kiến thức, kỹ năng mới…
Tuy nhiên, theo ông Quân, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã tạo khoảng trống và độ trễ trong pháp luật. Nhiều vấn đề mới như AI, định danh số, giao dịch xuyên biên giới… chưa được luật hóa đầy đủ, gây lúng túng trong quản lý. Các chính sách thuế, lao động, cạnh tranh vốn được thiết kế cho kinh tế truyền thống, nên khi áp dụng vào kinh tế số phát sinh một số vướng mắc. Vì vậy, để kinh tế số phát triển, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các luật liên quan để phù hợp với môi trường số và xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các công nghệ số mới.

-
Kinh tế số nhắm đích 30 - 35% GDP vào năm 2030 -
TP.HCM tháo gỡ điểm nghẽn để chi 3% ngân sách cho đổi mới sáng tạo -
“Hộ chiếu số” cho hàng Việt ra biển lớn -
Data Privacy Vietnam: Chuyển đổi số an toàn bắt đầu từ hiểu đúng về dữ liệu cá nhân -
Đà Nẵng bứt tốc thu hút doanh nghiệp AI -
Ứng dụng AI giúp doanh nghiệp tăng trưởng đột phá -
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phong trào “Bình dân học vụ số”
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025