
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
-
Đang cân nhắc giới hạn mặt hàng điều hoà nhiệt độ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
-
Rút ngắn 30% thời gian làm thủ tục xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội
-
Hà Nội huy động toàn lực để đạt tăng trưởng vượt 8% năm 2025
-
Đại biểu Quốc hội: Nhiều giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 -
Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,25%, đóng góp 8,53% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,50%, đóng góp 23,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,11%, đóng góp 67,84%.
Như vậy, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của quý II/2023 chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP của các quý II lần lượt là 6,25%; 5,56%; 5,39%; 6,19%; 7,11%; 6,74%; 6,66%; 7,1%; 7,16%; 0,34%; 6,58%; 7,83%; 4,14%.
Với tăng trưởng GDP của quý II như vậy, tính chung 6 tháng, tăng trưởng GDP của nền kinh tế ước chỉ đạt 3,72%. Con số này chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.
Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 6,1%; 5,25%; 5,03%; 5,86%; 6,68%; 6,13%; 5,93%; 7,43%; 7,12%; 1,74%; 5,76%; 6,46%; 3,72%.
![]() |
Sản xuất công nghiệp gặp khó khăn đã ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế |
Mức tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm cho thấy, nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, đây vẫn là mức tăng trưởng tích cực.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.
Trong khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,43% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,77%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.
Khu vực nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung.
Trong khi đó, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 0,37%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,79%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 1,43%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trong khu vực kinh tế này, ngành xây dựng tăng 4,74%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,07%, 2,54% và 4,19% của cùng kỳ các năm 2011, 2012, 2022 trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.
Ngược lại, các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ các năm 2020 và năm 2021.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,21%; 38,00%; 41,85%; 8,94%).
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 30,27% vào tốc độ tăng chung của toàn nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 1,15%, đóng góp 6,28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 63,45%.
-
EVFTA: Khơi mở cơ hội hợp tác song phương cho doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu
-
Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG, táo tươi
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá đã được chỉnh lý, hài hòa các mục tiêu
-
Đang cân nhắc giới hạn mặt hàng điều hoà nhiệt độ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt -
Rút ngắn 30% thời gian làm thủ tục xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội -
Hà Nội huy động toàn lực để đạt tăng trưởng vượt 8% năm 2025 -
Phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á -
Đại biểu Quốc hội: Nhiều giáo viên mầm non chỉ muốn nghỉ hưu ở tuổi 55 -
Hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở -
Đặc biệt quan tâm việc làm mới cho hàng trăm ngàn người sau tinh gọn bộ máy
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025