Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Kinh tế TP.HCM 8 tháng năm 2018: Các ngành đều ghi nhận tăng trưởng
Gia Huy - 04/09/2018 11:49
 
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm 2018, các ngành nghề như bán bẻ, xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải, du lịch… trên địa bàn đều tăng trưởng.

Cụ thể, số liệu từ ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng ước đạt khoảng 85.973 tỷ đồng, giảm 0,3% so tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 679.845 tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,3%) . Lĩnh vực thương mại – dịch vụ có 22.279 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 254.928,9 tỷ đồng, tăng 7,25% về số lượng so cùng kỳ.

8 tháng đàu năm 2018, các ngành kinh tế của TP.HCM đều tăng trưởng mạnh. Ảnh: Gia Huy
8 tháng từ đầu năm 2018, các ngành kinh tế của TP.HCM đều tăng trưởng mạnh. Ảnh: Gia Huy

Đối với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP trong tháng ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với tháng trước. Tính chung 08 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 24,66 tỷ USD, tăng 6,0% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,6%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch ước đạt 23 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 12,9%).

Một số thị truờng xuất khẩu tăng nhanh như Hồng Kông tăng 39,6%; Đài Loan tăng 63,6%; Indonesia tăng 72,9%; Úc tăng 37,9%… Riêng thị trường Mỹ, Singapore, Malaysia,… xuất khẩu chậm lại. Mặt hàng xuất khẩu của một số mặt hàng được duy trì và có mức tăng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 26,4%, tăng 12,8%; Gạo chiếm 2,7%, tăng 6,9%; rau quả chiếm 1,9%, tăng 31,4%; thủy sản chiếm 2,7%, tăng 16,1%;...

Còn riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch ước đạt 30,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15,8%).

Mặt hàng nhập khẩu nhiều từ các quốc gia: Trung Quốc tăng 25,7%; Malaysia tăng 22,7%;… và ngành hàng nhập khẩu chủ yếu là trang thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 24,8%; chất dẻo nguyên liệu tăng 10,1%.

Trong tháng 8, khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 583.610 lượt khách, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15%); tính chung 8 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 4,9 triệu lượt khách, tăng 17% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 16%), đạt 65,8% kế hoạch năm (7,5 triệu lượt khách).

Doanh thu ngành du lịch (lữ hành, khách sạn nhà hàng) trong tháng ước đạt 12.078 tỷ đồng, tăng 23,56% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 28%); tổng doanh thu du lịch trong 8 tháng đầu năm ước đạt 87.500 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8%), đạt 66.9% kế hoạch năm (138.000 tỷ đồng).

Đối với tổng doanh thu vận chuyển hàng hóa, hành khách và bốc xếp tháng 8 ước đạt 9.296,5 tỷ đồng, tăng 1,3%  so với tháng trước, so với tháng cùng kỳ tăng 11,0%. Ước tính 8 tháng đạt 71.661,8 tỷ đồng, tăng 12,8% so cùng kỳ 2017. Lĩnh vực vận tải kho bãi có 1.139 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 7.673,8 tỷ đồng, tăng 15,75% so cùng kỳ; có 24 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư 12,23 triệu USD, tăng 9,78% so cùng kỳ.

Đặc biệt, ngành mũi nhọn như công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp của TP 8 tháng đầu năm ước tăng 7,51% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,31%). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ước tăng 8,31% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung toàn ngành.

Lĩnh vực công nghiệp có 5.752 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký kinh doanh 90.289 tỷ đồng, tăng 1,1% về số lượng và tăng 29,79% về vốn so cùng kỳ. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 29 dự án FDI cấp mới với tổng vốn đầu tư 136,9 triệu USD.

Ngành điện tử - công nghệ thông tin Thành phố tăng 15,89% so với cùng kỳ. Ngành cơ khí - chế tạo thành phố ước tăng 10,13% so với cùng kỳ, tập trung để tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã chuyển dịch mạnh mẽ với việc đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Bất động sản TP.HCM: Nhận diện ba điểm nghẽn trên thị trường hiện nay
Phục hồi trở lại trong những năm qua, nhưng thị trường địa ốc TP.HCM vẫn chưa phát triển đúng tầm, vẫn còn nhiều “vật cản” với doanh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư