
-
Trung Quốc mở cửa có tác động thế nào tới các thị trường toàn cầu?
-
Tesla hạ giá xe điện, cuộc đua mới trên thị trường bắt đầu
-
Người dân tiết kiệm ở mức kỷ lục, Trung Quốc kỳ vọng thúc đẩy tiêu dùng
-
Công ty mẹ của Google sa thải 12.000 lao động
-
Đức: Chi phí nhập khẩu khí đốt tăng 131% -
Microsoft sẽ cắt giảm 10.000 nhân sự
![]() |
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 tăng tốc tốt hơn dự báo với mức tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: AFP |
Trước đó, sản xuất công nghiệp tháng 4/2022 của Trung Quốc bất ngờ giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán lẻ tháng 5/2022 của Trung Quốc giảm ít hơn dự đoán với mức giảm 6,7% so với một năm trước, trong khi các nhà kinh tế ước giảm 7,1%. Trong tháng 4, doanh số bán lẻ đã lao dốc 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đầu tư tài sản cố định trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 6,2%, vượt ước tính tăng trưởng 6%.
Theo đánh giá của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới "đã cho thấy đà phục hồi tốt" vào tháng 5, "với những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 dần được khắc phục và các chỉ số chính được cải thiện phần nào".
"Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức được rằng môi trường quốc tế còn phức tạp và gay gắt hơn, nền kinh tế trong nước vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức để phục hồi", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nhận định.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng tốc tốt hơn dự báo với mức tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, tính theo đô la Mỹ. Trong khi nhập khẩu cũng tăng cao hơn dự kiến với mức tăng 4,1%.
Theo đài CNBC, Thượng Hải và Bắc Kinh, hai thành phố lớn nhất của Trung Quốc tính theo tổng sản phẩm quốc nội, đều đã phải khôi phục các biện pháp kiểm soát Covid-19 chặt chẽ hơn trong tháng này sau khi số ca nhiễm liên tục tăng đột biến.
Thượng Hải đã phong tỏa trong tháng 4 và tháng 5, chỉ có một số doanh nghiệp lớn duy trì hoạt động. Thành phố này bắt đầu mở cửa trở lại hoàn toàn vào ngày 1/6.
Cũng theo đài CNBC, trong phần lớn thời gian tháng 5, Bắc Kinh đã yêu cầu người dân ở khu trung tâm kinh doanh thương mại lớn nhất thành phố làm việc tại nhà, còn các nhà hàng chỉ có thể bán đồ mang về hoặc giao hàng tận nơi. Từ đầu tháng 6, hầu hết các nhà hàng ở Bắc Kinh đã được phép khôi phục hoạt động kinh doanh tại chỗ và nhân viên có thể trở lại làm việc, nhưng các trường học vẫn trì hoãn cho học sinh đến trường học trực tiếp.
Sự bất ổn, đặc biệt là về thu nhập, đã đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp ở 31 thành phố lớn nhất Trung Quốc đã tăng lên mức 6,7%, cao nhất kể từ năm 2018. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 6,9% trong 5/2022 và riêng tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố giảm còn 5,9%.
Bà Francoise Huang, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Allianz Trade, cho biết: "Theo kịch bản hiện nay, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi phần nào (của nền kinh tế Trung Quốc - BTV) trong nửa cuối năm". "Đó không phải là sự phục hồi phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ theo hình chữ V, hay sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 như chúng ta đã thấy vào năm 2020, bởi chính sách nới lỏng phòng dịch không quyết liệt và nhu cầu từ các thị trường bên ngoài hiện không lớn", bà Francoise Huang dự đoán.

-
IMF tăng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,9% -
Philips cắt giảm 6.000 việc làm để cải thiện lợi nhuận -
Renault cắt giảm cổ phần tại Nissan -
Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu ô tô đạt mức cao kỷ lục -
Đế chế của tỷ phú giàu nhất châu Á lung lay, chuyện gì đang xảy ra? -
Bloomberg: Fed tiếp tục hãm tăng lãi suất khi lạm phát chậm lại -
Trung Quốc "hút" 90% lượng dầu thô xuất khẩu của Oman
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56
-
Cơ hội thoát vùng an toàn, thử thách bản thân tại Unilever
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu