-
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ -
Bầu cử Mỹ: Ông Trump thắng ở North Carolina, đường vào Nhà Trắng của bà Harris hẹp đi -
Bầu cử Mỹ: Chìa khóa vào Nhà Trắng vẫn đặt ở "Vành đai rỉ sét"? -
Bầu cử Mỹ: Trump - Harris giằng co ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ cần thêm hỗ trợ chính sách để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2023. Ảnh: AFP |
Các chỉ số PMI đã cải thiện
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), dựa kết quả khảo sát các nhà sản xuất lớn, đã tăng lên 50,2 điểm trong tháng 9, từ mức 49,7. Chỉ số PMI vượt 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực được mở rộng trong kỳ khảo sát. Đáng chú ý, chỉ số PMI tháng 9 đã vượt dự báo đưa ra trước đó là 50,0.
Số liệu PMI chính thức của tháng 9 đã bổ sung thêm các dấu hiệu ổn định của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vốn đã chùng xuống sau đợt tăng trưởng bùng nổ vào đầu năm khi các chính sách chống dịch cứng rắn Covid-19 được dỡ bỏ. Nó cũng chỉ ra rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bắt đầu chạm đáy và dần lấy lại thăng bằng.
Những dấu hiệu cải thiện sơ bộ của nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện từ tháng 8, với sản lượng của khu vực nhà máy và doanh số bán lẻ tăng lên, trong khi mức giảm xuất nhập khẩu được thu hẹp và áp lực giảm phát giảm bớt. Lợi nhuận của các nhà sản xuất công nghiệp Trung Quốc bất ngờ tăng 17,2% trong tháng 8, đảo chiều so với mức giảm 6,7% của tháng 7.
"Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất chế tạo, cộng với số liệu lợi nhuận công nghiệp tốt, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dần thoát đáy", ông Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại công ty tài chính Guotai Junan International, nhận định.
Chỉ số PMI lĩnh vực phi sản xuất chế tạo của Trung Quốc, bao gồm các chỉ số phụ về hoạt động của ngành dịch vụ và xây dựng, cũng tăng lên mức 51,7 điểm trong tháng 9, so với 51,0 của tháng 8.
Trong khi đó, chỉ số PMI tổng hợp, bao gồm hoạt động sản xuất chế tạo và phi sản xuất chế tạo, cũng tăng lên 52,0 điểm trong tháng 9, từ mức 51,3 của tháng 8.
Giới phân tích đang tập trung quan sát các dữ liệu ngắn hạn của nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm chi tiêu của người tiêu dùng trong kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm. Cụ thể, người tiêu dùng Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" bắt đầu từ ngày 29/9 (Tết Trung thu), sau đó là kỳ nghỉ Quốc khánh đến hết ngày 6/10.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin hôm 30/9 rằng lượng hành khách đi lại bằng đường sắt hôm 29/9 đã lập kỷ lục trong một ngày với 20 triệu chuyến, một khởi đầu lạc quan cho "Tuần lễ vàng".
Bất động sản vẫn là mối lo
Theo Reuters, các chỉ số kinh tế ổn định hơn là tin vui cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, trong bối cảnh khủng hoảng nợ bất động sản vẫn tiếp diễn, khiến thị trường toàn cầu chao đảo.
Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp nhằm vực dậy thị trường bất động sản, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp, nhưng lĩnh vực này được dự báo sẽ không sớm thoát khỏi khủng hoảng.
Giá nhà mới tại Trung Quốc vào tháng 8 đã giảm nhanh nhất trong 10 tháng, còn đầu tư vào bất động sản cũng sụt giảm tháng thứ 18 liên tiếp.
China Evergrande Group, nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, tuần này cho biết nhà sáng lập tập đoàn đang bị điều tra vì nghi ngờ "tội phạm bất hợp pháp".
Ngân hàng Phát triển Châu Á tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc xuống 4,9% so với mức dự báo 5,0% vào tháng 7, do sự suy yếu của ngành bất động sản.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ cần thêm hỗ trợ chính sách để giúp nền kinh tế này có thể đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của chính phủ trong năm nay.
"Nền kinh tế Trung Quốc ổn định một phần nhờ việc nới lỏng các chính sách trong lĩnh vực bất động sản", ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, đánh giá.
Tuy nhiên, ông Zhiwei Zhang lưu ý: "Vấn đề quan trọng trong tương lai là liệu chính sách tài khóa có phát huy tác dụng tốt hơn hay không. Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra, nhưng việc thay đổi lập trường chính sách tài khóa có thể xảy ra vào năm tới thay vì năm nay".
-
Fed tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, cắt giảm lãi suất 0,25% -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Bầu cử năm 2024 tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ -
Tổng thống thứ 47 của Mỹ Donald Trump -
Ông Trump tuyên bố thắng cử Tổng thống Mỹ sau thành công ở chiến địa Pennsylvania -
Bầu cử Mỹ: Ông Donald Trump giành chiến thắng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/11 -
2 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
3 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
4 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
5 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng