-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Cảng container ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 30/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN |
Hoạt động chi tiêu trong nước yếu đã gây sức ép lên quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Báo cáo công bố ngày 9/8 của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo chủ chốt của lạm phát, trong tháng 7/2023 đã giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đi ngang trong tháng 6/2023.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc cũng giảm 4,4% trong cùng giai đoạn, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên tiếp. Giá sản xuất giảm thường đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đi xuống.
Đây là đợt công bố dữ liệu đáng thất vọng thứ hai đối với nền kinh tế Trung Quốc trong tuần này. Trước đó ngày 8/8, các thống kê chính thức cho thấy xuất khẩu của nước này giảm ở mức cao nhất trong hơn ba năm.
Chuyên gia kinh tế Andrew Batson của công ty nghiên cứu thị trường Gavekal Dragonomics nhận định, những bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản là nguồn gốc chính cho "cú sốc giảm phát" này. Đây vốn là lĩnh vực chiếm tới 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu yếu kém cũng là yếu tố góp phần vào tình trạng giảm phát của Trung Quốc khi đây vốn là nguồn tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong khi giá hàng hóa rẻ hơn có thể hỗ trợ sức mua, giảm phát lại là mối đe dọa đối với nền kinh tế rộng lớn hơn, vì người tiêu dùng khi đó có xu hướng trì hoãn mua sắm, với hy vọng giá sẽ giảm hơn nữa.
Nhưng nhu cầu giảm lại buộc các công ty phải cắt giảm sản xuất, ngừng tuyển dụng hoặc sa thải công nhân, đồng thời phải đưa ra các đợt giảm giá để bán bớt lượng hàng tồn của họ. Những điều này đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, ngay cả khi chi phí vẫn giữ nguyên.
Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn giảm phát ngắn vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 do sự lao dốc của giá thịt lợn - loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở nước này.
Hiện nhiều nhà phân tích lo ngại tình trạng giảm phát sẽ kéo dài hơn trong lần này, khi các động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức cao kỷ lục trên 20%.
-
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất -
Nhật Bản: BoJ có khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát -
Hiệu ứng bầu cử dần mờ nhạt trên thị trường chứng khoán Mỹ -
Alibaba muốn huy động 5 tỷ USD từ trái phiếu, ByteDance tìm cách mua lại cổ phiếu quỹ -
Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025