
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Công nhân làm việc bên dây chuyền lắp ráp của Nhà máy ô tô BYD, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sáng nay, ngày 18/4, GDP quý I của nước này tăng 4,8% so với năm trước đó, đồng thời cao hơn mức tăng 4,4% cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, đầu tư tài sản cố định tại Trung Quốc trong quý I đã tăng vượt kỳ vọng lên mức 9,3%, cao hơn mức dự báo tăng 8,5%. Dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát trong tháng 3, nhưng sản xuất công nghiệp trong tháng này vẫn tăng trưởng 5%, cao hơn mức dự báo tăng 4,5%.
Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tháng 3 đã giảm sâu hơn dự báo, với mức giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, các nhà phân tích dự đoán với Reuters rằng, doanh số bán lẻ của Trung Quốc chỉ giảm 1,6%.
Bắt đầu từ tháng 3, Trung Quốc phải vật lộn để khống chế đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu đại dịch vào năm 2020. Ở thời điểm đó, việc phong tỏa chống dịch trên một nửa đất nước đã khiến kinh tế Trung Quốc trong quý I/2020 suy giảm tới 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
"Chúng tôi nhận thức được rằng, với môi trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên phức tạp và bất ổn, sự phát triển kinh tế đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nhận định.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Trung Quốc đã tăng cao hơn trong tháng 3 lên 5,8%, từ mức 5,5% trong tháng 2. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động từ 16 đến 24 tuổi vẫn duy trì ở mức cao với 16%.
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong quý I đã tăng 3,3% so với một năm trước, nhưng doanh số các mặt hàng quần áo, ô tô và đồ nội thất trong kỳ vẫn sụt giảm.
Đáng kể, doanh số bán lẻ đồ trang sức giảm mạnh nhất khi tháng 3 ghi nhận mức giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo sau là doanh số dịch vụ ăn uống giảm 16,4%; quần áo và giày dép giảm 12,7%.
"Chúng tôi phải tập hợp các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, đặt ổn định kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và theo đuổi tiến độ đồng thời đảm bảo sự ổn định và đặt nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng ổn định vào một vị trí ưu tiên hơn nữa", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nêu.
Mặc dù các số liệu kinh tế tháng 1 và tháng 2 của Trung Quốc đã vượt kỳ vọng, nhưng đến tháng 3 số liệu kinh tế đã bắt đầu phản ánh tác động của các quy định yêu cầu ở nhà phòng chống dịch và hạn chế đi lại xung quanh các trung tâm kinh tế lớn như Thượng Hải.
Xuất khẩu, một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc, ước tăng 14,7% trong tháng 3, nhưng nhập khẩu trong tháng này bất ngờ giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort