
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
![]() |
Xuất khẩu sang Trung Quốc có sự hồi phục mạnh trong tháng 3, kim ngạch tăng thêm 1,8 tỷ USD so với tháng 2/2022. |
Dù đối mặt với nhiều khó khăn ở biên giới đường bộ, Trung Quốc siết chặt nhập khẩu để phòng chống dịch Covid-19, nhiều quy định mới khắt khe hơn được áp dụng với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang này trong tháng 3 đã có sự hồi phục mạnh mẽ so với 2 tháng đầu năm.
Số liệu của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 3 đạt 5,82 tỷ USD, tăng hơn 1,8 tỷ USD so với mức thực hiện trong tháng 2. Với kết quả trên, tháng 3 là tháng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất trong quý 1/2022 (tháng 1 đạt 3,9 tỷ USD).
Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
2 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc trong tháng 3 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện với kim ngạch lần lượt là 1,4 và 1,46 tỷ USD. Các kết quả này đều cao hơn so với tháng 1, tháng 2/2022 và cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng rau quả vốn xuất khẩu chủ yếu bằng đường bộ sang Trung Quốc nhưng cũng đạt kim ngạch khả quan với 197,3 triệu USD, cũng là tháng có kim ngạch lớn nhất trong tháng đầu năm và tăng tới 73,3% so với tháng 2/2022.
Kết quả nêu trên là khá tích cực trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu bằng đường bộ sang Trung Quốc ở khu vực biện giới phía Bắc gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm. Điều này cho thấy giải pháp của các cơ quan chức năng, đặc biệt là nỗ lực của cộng doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Ở chiều nhập khẩu, tháng 3 cũng là tháng ghi nhận kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có sự gia tăng vượt trội so với các tháng trước, đạt 9,55 tỷ USD, trong khi tháng 2 là 7,5 tỷ USD, tính chung 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam chi 27,89 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Hết quý I/2022, nước ta nhập siêu hơn 14 tỷ USD từ thị trường này. Theo Cục Xuất nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để đẩy mạnh phục hồi sản xuất, ngoài ra, yếu tố tăng giá của một số nguyên vật liệu đầu vào cũng là yếu tố khiến kim ngạch nhập khẩu tăng.
Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc nhiều năm qua luôn ở tình trạng Việt Nam nhập siêu lớn. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 56 tỷ USD, tăng 14,5%, nhập khẩu gần 110 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ, nhập siêu từ Trung Quốc trong năm qua lên tới 54 tỷ USD, vượt xa mức nhập siêu 35,2 tỷ USD của năm 2020.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower