Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Kinh tế Việt Nam được xem là một mô hình tiềm năng đối với Triều Tiên
Việt Nga - 27/02/2019 14:16
 
Chiều tối nay (27/2), Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp 1 - 1 tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội).
Khách sạn Sofitel Legend Metropole
Khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội) - nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai

Cuộc gặp này dự kiến kéo dài 20 phút. Sau đó, hai nhà lãnh đạo sẽ ăn tối với nhau cùng một số người, trong đó có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo, quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney; các cố vấn cao cấp của Kim Jong-un như cựu Giám đốc tình báo Kim Yong Chol và có thể có bà Kim Yo Jong - em gái ông Kim Jong-un.

Đêm qua (26/2), ngay sau khi tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên trang Twitter của mình rằng, Việt Nam đang phát triển thịnh vượng và Triều Tiên sẽ “tương tự và phát triển rất nhanh, nếu nước này phi hạt nhân hóa”.

Từng trải qua cuộc chiến tranh với Mỹ và hiện là một nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh ở Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một mô hình tiềm năng cho Triều Tiên.

“Tôi đánh giá rất cao sự mến khách. Đó thực sự là một điều gì đó rất đặc biệt. Chúng tôi rời chuyên cơ Air Force One đêm qua, tôi đi trên đường phố, nhìn thấy các tòa nhà đang xây dựng, mới thấy Việt Nam đang thịnh vượng làm sao”, Tổng thống Donald Trump nói khi tiếp xúc với người Việt Nam sáng nay (27/2).

“Và điều rất quan trọng là, tối nay, chúng tôi sẽ có một bữa tiệc lớn, cuộc gặp với Triều Tiên và Chủ tịch Kim. Hai chúng tôi cảm thấy rất thoải mái với hội nghị thượng đỉnh rất quan trọng này tổ chức tại Việt Nam, bởi và các bạn thật sự là ví dụ về điều tốt đẹp có thể xảy ra”.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ, liệu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có muốn vận dụng mô hình mở cửa kinh tế của Việt Nam hay không?

Mục tiêu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Hà Nội là dỡ bỏ trừng phạt đối với nước này liên quan đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân và những cáo buộc về nhân quyền.

Đồng thời, ông Kim Jong-un muốn Triều Tiên được công nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Để đổi lấy điều đó, Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ một số phạm vi trong chương trình hạt nhân của mình. Đó có thể là việc cho phép thanh tra lò phản ứng chính và các cơ sở hạt nhân khác tại Yongbyon; phá hủy các địa điểm thử vũ khí hạt nhân như cơ sở hạt nhân Punggye-ri, bệ phóng động cơ tên lửa Sohae. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, việc phá hủy này không nhiều ý nghĩa, bởi các cơ sở đó đã không còn được sử dụng.

Chờ đợi bất ngờ gì từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều?
Những vấn đề nổi cộm được dư luận quốc tế quan tâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này diễn ra tại Hà Nội là liệu vấn đề...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư