
-
Đà Nẵng yêu cầu triển khai đầu tư ngay 5 vị trí trong Khu thương mại tự do
-
Quảng Trị lập đồ án quy hoạch chi tiết hai bên dự án đường Hùng Vương kéo dài
-
TP.HCM nhẹ gánh nỗi lo quỹ đất phát triển công nghiệp
-
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
Chiều nay, 6/6/2025, tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV.
Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình hiện thực hóa Chuỗi Dự án khí - điện Lô B - Ô Môn, một trong các dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hiện đại và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn tới.
![]() |
Ký Hợp đồng EPC Dự án điện khí Ô Môn IV. |
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV nằm trong tổng thể Chuỗi Dự án khí - điện Lô B - Ô Môn, bao gồm các dự án thành phần: khai thác khí ngoài khơi tại Lô B, tuyến đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, và cụm nhà máy nhiệt điện tại Cần Thơ.
Chuỗi dự án có vai trò chiến lược trong việc khai thác, vận chuyển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khí tại khu vực Tây Nam, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, an ninh biển đảo và cung cấp điện ổn định cho khu vực miền Nam.
Quá trình triển khai Chuỗi dự án đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, dẫn đến tiến độ tổng thể bị kéo dài gần 20 năm. Trong đó, khâu đầu tư xây dựng các nhà máy điện khí - đặc biệt là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV - được xác định là dự án thành phần nằm trên "đường găng" về tiến độ và mang tính quyết định đến tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của toàn bộ chuỗi dự án, đặc biệt trong bối cảnh các dự án ở khâu đầu đã triển khai EPC sớm hơn 02 năm so với dự án nhà máy nhiệt điện.
Trước yêu cầu cấp bách đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Dự án NMNĐ Ô Môn IV nhằm thúc đẩy tiến độ khâu hạ nguồn và bảo đảm sự đồng bộ trong toàn chuỗi.
![]() |
Phối cảnh Trung tâm điện lực Ô Môn gồm 4 nhà máy: Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV. |
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo TP. Cần Thơ, Petrovietnam đã thể hiện tinh thần quyết tâm cao, khẩn trương đẩy nhanh các thủ tục đầu tư theo đúng quy định và đến nay đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu EPC chính của Dự án thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, công khai, minh bạch.
Liên danh Doosan Enerbility Co., Ltd. (Hàn Quốc) - Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) đã được lựa chọn là Tổng thầu thực hiện Gói thầu EPC của dự án.
Nhà máy sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới nhất, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, Công suất thiết kế đạt khoảng 1.155 MW - cao hơn quy mô trong quy hoạch và dự kiến phát điện thương mại vào tháng 12/2028, bảo đảm đồng bộ với tiến trình đưa khí từ mỏ Lô B vào bờ.
Dự án phù hợp với định hướng phát triển năng lượng sạch theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Quy hoạch điện VIII, đồng thời góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng sạch và bền vững.
Phó tổng giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang nhấn mạnh, ngay sau khi được giao làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, Petrovietnam đã tích cực triển khai đầu tư xây dựng Dự án cùng các công việc liên quan. Trong đó, sau quá trình tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế với nhiều nhà thầu uy tín, có năng lực, kinh nghiệm tham dự thầu Gói thầu EPC, đến nay Petrovietnam đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu Gói thầu EPC của Dự án NMNĐ Ô Môn IV, đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Tập đoàn cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo và tình cảm của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, lãnh đạo và nhân dân TP. Cần Thơ đối với Petrovietnam nói chung và dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV nói riêng. Đồng thời, biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng đội ngũ cán bộ của các Ban chuyên môn, Ban quản lý dự án chuyên ngành điện và Liên danh Nhà thầu Doosan-PECC2 đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và các thủ tục liên quan đến ký kết Hợp đồng EPC dự án.
Với việc hoàn thành Dự án NMNĐ Ô Môn IV, tổng công suất nguồn điện mà Petrovietnam đang quản lý, vận hành sẽ nâng lên hơn 9.300 MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ bổ sung nguồn điện sạch, ổn định cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nâng cao độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa trong thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực.
Lễ ký kết ngày hôm nay là minh chứng rõ nét cho năng lực, tinh thần chủ động và quyết liệt của Petrovietnam trong việc vượt qua thách thức, tiên phong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng một cách bền vững.

-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao -
Quảng Trị chuẩn bị triển khai hơn 20 km đầu tiên của dự án Quốc lộ 15D -
Nhiều dự án hàng trăm triệu USD sẵn sàng đầu tư vào VSIP Cần Thơ -
TP.HCM đề nghị Tập đoàn Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến metro chạy dọc sông Sài Gòn -
Gia Lai 52 dự án năng lượng tái tạo vào danh mục đấu thầu tìm nhà đầu tư -
Quảng Ngãi siết chặt tình trạng khai thác khoáng sản
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics